Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp: Sản phẩm ít, hiệu quả

Để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng cao, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn còn thấp, hiệu quả không cao...

công nghệ sinh học
Ảnh Internet

Thiếu vắng vai trò doanh nghiệp

Theo Bộ NN&PTNT, sau gần 10 năm (từ năm 2006 đến 2014), chương trình CNSH nông nghiệp - thủy sản đã và đang triển khai 214 nhiệm vụ khoa học - công nghệ với tổng kinh phí là hơn 551 tỷ đồng. Trong lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả như: Ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử và chọn tạo được các giống lúa mang gen thơm, kháng sâu bệnh, chịu hạn; giống ngô lai đơn chịu hạn; giống cam quýt; giống hoa và nhiều dòng giống cây trồng triển vọng đang gửi khảo nghiệm để tiến tới công nhận giống. 

Trong lĩnh vực chăn nuôi, chương trình đang triển khai các đề tài nghiên cứu cơ bản về xác định sự sai khác di truyền của các giống lợn nội, gà nội, bò địa phương, chọn lọc lợn giống thuần chủng đạt năng suất và chất lượng thịt cao. Ngoài ra, giai đoạn 2008-2015, chương trình đã thực hiện được 29 nhiệm vụ liên quan chọn giống thủy sản cho các đối tượng nuôi chủ lực như tôm, cá tra… Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, các chương trình nghiên cứu CNSH nông nghiệp ở nước ta vẫn nặng về tài trợ của Nhà nước chứ chưa có sự vào cuộc của doanh nghiệp.

Theo Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thị Thanh Thủy, các sản phẩm ứng dụng vào thực tiễn của các loại giống cây trồng mới chưa cao. Đối với các lĩnh vực như chăn nuôi thú y, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây trồng biến đổi gen chưa có nhiều kết quả trên đồng ruộng. 

Các đối tượng cây trồng quan trọng như ngô, đậu tương, lĩnh vực chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, thức ăn, phòng trị bệnh, quản lý, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, công nghệ sau thu hoạch, chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm còn ít. Chưa có nhiều dự án sản xuất thử nghiệm để phát triển các sản phẩm thành hàng hóa ở quy mô công nghiệp. Nhà nước đã có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhưng chính sách đổi mới lại khó áp dụng vào thực tiễn, chưa hấp dẫn được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. 

Trong khi đó, công tác chuyển giao và tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ nước ngoài hầu như chưa thực hiện được do còn lúng túng trong việc thực hiện Luật Chuyển giao công nghệ và e ngại trong đánh giá và thẩm định công nghệ. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất ra hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu mới dừng lại ở mô hình thử nghiệm chứ chưa sản xuất đại trà. 

Đầu tư, nghiên cứu có trọng điểm

PGS.TS Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam cho biết, để việc ứng dụng CNSH vào nông nghiệp đạt hiệu quả, thời gian tới nhà nước cần tập trung nghiên cứu, đầu tư trọng điểm vào một số cây trồng chủ lực của Việt Nam như lúa, ngô, khoai, sắn, rau màu bằng ứng dụng công nghệ chọn giống phân tử kết hợp với phương pháp chọn giống truyền thống để chọn tạo ra các giống cây trồng mang các gen chống chịu sâu bệnh, có năng suất, chất lượng và thích ứng được với biến đổi khí hậu. 

Ngoài ra, cần phát triển mạnh mẽ hợp tác quốc tế trong CNSH để tiếp cận và tận dụng hiệu quả những thành tựu mới nhất của thế giới vào Việt Nam; xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu đầu ngành cho các lĩnh vực sinh học phân tử, sinh lý thực vật, hóa sinh, khoa học thổ nhưỡng, di truyền chọn giống và di truyền học. Các đơn vị nghiên cứu công lập cũng cần phối hợp chặt chẽ với các công ty giống để đẩy nhanh tiến độ triển khai, mở rộng các giống cây trồng cải tiến vào thực tiễn...

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho rằng, để chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 vừa được Chính phủ phê duyệt phát huy hiệu quả và đi vào cuộc sống, cần khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và địa phương. Do đó, cần sớm xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm hàng hóa chủ lực của CNSH và trình Chính phủ phê duyệt, trong đó ưu tiên chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm mới từ nước ngoài. Ngoài ra, cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu hiện đại, đặc biệt là các phòng thí nghiệm, một số dây chuyền sản xuất các sản phẩm CNSH ở quy mô công nghiệp...

Hà Nội Mới, 06/07/2015
Đăng ngày 07/07/2015
Ngọc Quỳnh
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 04:22 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 04:22 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 04:22 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 04:22 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 04:22 29/03/2024