Xã Cam Thành Bắc: Tôm, cá chết hàng loạt

Ngày 12-3, hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy Đường Khánh Hòa (thuộc Công ty Cổ phần Đường Khánh Hòa) đóng tại xã Cam Thành Bắc (huyện Cam Lâm) gặp sự cố khiến một lượng nước thải thoát ra đầm Thủy Triều. 2 ngày sau, tôm, cá trong đầm và nhiều đìa nuôi của người dân chết hàng loạt trên diện rộng.

vớt tôm chết trong đìa
Ông Nguyễn Văn An vớt tôm chết trong đìa

Thiệt hại lớn

Ngày 14-3, có mặt tại khu vực ven đầm Thủy Triều dọc 2 thôn Tân Quý, Suối Cam (xã Cam Thành Bắc), chúng tôi thấy rất nhiều loại cá biển đã chết dạt vào bờ, bốc mùi hôi thối nồng nặc do xác cá phân hủy dưới nắng gắt. Ông Nguyễn Khả Trọng - Trưởng thôn Suối Cam cho biết: “Hiện tượng cá chết trong đầm bắt đầu xuất hiện từ sáng 13-3. Cá lớn, cá nhỏ đều chết trắng, đặc biệt nhiều loại cá ở tầng đáy như: hồng, chai, bống, chình biển, thậm chí cua và ghẹ cũng chết”. Ông Trần Văn Thông (thôn Suối Cam), người chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên đầm Thủy Triều vẫn chưa hết bàng hoàng trước cảnh tượng cá chết hàng loạt mấy ngày qua, kể: “Đã nhiều năm gắn bó với khu vực này, chưa bao giờ tôi thấy cá chết nhiều như vậy. Hôm nào tôi cũng đi biển và phát hiện cá chết lác đác khoảng 2 ngày nay, nhưng rộ nhất là ngày 13-3. Thấy cá chết, nhiều người dân trong xã kéo nhau ra vớt về làm thức ăn cho heo.  Riêng tôi vớt được hơn 1 tạ cá dạt vào bờ”. Ông Nguyễn Công Bằng (thôn Tân Quý) cũng cho biết: “Sáng qua, tôi ra đầm thì thấy cá chết dạt vào trắng bờ. Tôi chạy về lấy thùng ra vớt được hơn 1 tạ chủ yếu là cá dìa, con nào mới chết thì để ăn, còn lại đem bán cho người ta làm thức ăn cho heo. Sau đó, nhiều người khác cũng ra đây vớt cá chết, có người vớt được vài tạ”.

vớt tôm chết trong đìa
Ông Nguyễn Văn An vớt tôm chết trong đìa

Không chỉ các loại thủy sản tự nhiên trong đầm chết hàng loạt, nhiều hộ có đìa nuôi tôm, cá mú, ốc hương cũng bị thiệt hại nặng nề do đối tượng nuôi chết hàng loạt trong mấy ngày qua. Ông Nguyễn Văn Phúc (thôn Suối Cam) bần thần nói: “16 vạn con tôm thẻ chân trắng thả nuôi được gần 2 tháng và 60 vạn con ốc hương thả nuôi được hơn 7 tháng của gia đình tôi đều chết sạch trong 2 ngày nay, ước thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng”. Ông Phúc cho biết thêm, tối 12-3, ông mở ống cống đưa nước từ đầm Thủy Triều vào ao đìa. Được hơn 10 phút, ra kiểm tra thì thấy nước ngoài đầm vào có màu đen, bốc mùi hôi. Khoảng 30 phút sau, tôm trong đìa nổi lờ đờ và bắt đầu chết. Đến sáng 14-3, ông ra kiểm tra thì toàn bộ 2 đìa tôm và 1 đìa ốc hương chết sạch. Nghi ngờ nguồn nước trong đầm bị ô nhiễm là do Nhà máy Đường Khánh Hòa xả thải nên ông đã báo cho chính quyền xã, huyện, công an môi trường xuống kiểm tra, lấy mẫu nước.

Trong đêm 12-3, gia đình ông Nguyễn Văn An (thôn Suối Cam) cũng bơm nước từ đầm Thủy Triều vào 3 đìa nuôi hơn 150 vạn con tôm thẻ chân trắng. Đến sáng hôm sau (13-3), ông ra đìa cho tôm ăn thì thấy tôm chết đỏ ao. “Vì lấy nước vào ban đêm nên tôi không phát hiện nguồn nước trong đầm bị ô nhiễm. Ước thiệt hại của gia đình hơn 400 triệu đồng. Tôm chết sạch, khoản nợ gia đình vay đầu tư nuôi tôm chưa trả hết, giờ tôm chết không biết gia đình tôi phải làm gì để có tiền trả nợ. Chúng tôi chỉ mong các ngành chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân. Nếu nguồn nước đầm Thủy Triều bị ô nhiễm do nhà máy đường xả thải thì phải buộc họ bồi thường thiệt hại cho người dân”.

nuoc dam thuy trieu
Nước đầm Thủy Triều khu vực gần Nhà máy Đường Khánh Hòa đen ngòm

Hơn 2 triệu con ốc hương thả nuôi được 9 tháng và 20 vạn con tôm thẻ thả nuôi được 10 ngày của gia đình ông Lê Minh Kha (thôn Tân Quý) cũng bị chết sạch sau 1 đêm ông lấy nước từ đầm Thủy Triều vào ao đìa, thiệt hại ước khoảng 420 triệu đồng. Ông Kha nói: “Chúng tôi chắc chắn nguồn nước trong đầm Thủy Triều bị ô nhiễm là do Nhà máy Đường Khánh Hòa xả ra đầm. Bởi trong ngày 13 và sáng 14-3 chúng tôi đã trực tiếp đến cống xả thải của nhà máy thì phát hiện nước thải ra có màu đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nguồn nước thải này chảy vào đầm, lan dần đến khu vực ao đìa của người dân nên khi chúng tôi lấy nước từ đầm vào đìa thì tôm, ốc bị chết”.

Theo ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc, trong 2 ngày qua, không chỉ thủy sản nuôi trong đìa (tôm, cá, ốc hương) mà ở khu vực đầm gần bờ trong phạm vi hơn 1km từ Nhà máy Đường Khánh Hòa về phía bắc bị chết hàng loạt. Hiện chưa thống kê được mức độ thiệt hại.

Đâu là nguyên nhân?

Theo bà Nguyễn Thị Nhặn - Phó Trưởng Trạm Khuyến Công - Nông - Lâm - Ngư nghiệp huyện Cam Lâm, những ao đìa nuôi trồng thủy sản thay nước vào ngày 12 và 13-3 vừa qua bị thiệt hại khoảng 70%, phần còn lại nhiều khả năng sẽ chết hết trong vài ngày tới. UBND xã Cam Thành Bắc đã thông báo cho ngư dân không được thay nước đìa trong thời điểm này để tránh thiệt hại. Tuy nhiên, theo người dân nơi đây, nếu không thay nước hàng ngày cho đìa, thủy sản cũng sẽ bị chết.

nuoc thai thoat ra
Nước thải thoát ra ngoài, đọng trước nhà dân

Ông Mai Như Chi - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cam Lâm cho biết, Nhà máy Đường Khánh Hòa đã nhiều lần xả thải ra đầm Thủy Triều làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân. Chính vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đặt một trạm quan trắc tại khu vực này để quản lý. Khi nào nhà máy xả thải vượt quy định thì trạm sẽ báo về cho sở. Năm 2016, nhà máy này đã xả thải làm chết thủy sản của người dân, sau khi xác định nguyên nhân là do đơn vị này xả thải, cơ quan chức năng buộc phải bồi thường nhưng đến nay vẫn còn 2 trường hợp chưa được bồi thường.

Sáng 13-3, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và lấy mẫu nước để xét nghiệm. Đến sáng 14-3, cá ở khu vực trên lại tiếp tục chết trên diện rộng, nên các cơ quan chức năng tiếp tục đến hiện trường và có buổi làm việc với lãnh đạo Nhà máy Đường Khánh Hòa vào chiều cùng ngày.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Thọ - Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc cho biết, nhà máy đường cho rằng nguyên nhân nước thải tràn ra đầm là do hệ thống hồ xử lý bị đầy và cam kết sẽ khắc phục trong vòng 10 ngày.

Báo Khánh Hòa, 14/03/2017
Đăng ngày 15/03/2017
Nhóm phóng viên
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:39 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:39 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 13:39 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:39 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:39 19/04/2024