Xác định nguyên nhân tôm hùm, cá mú chết hàng loạt

Liên quan đến tình trạng tôm hùm, cá mú ở thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu chết hàng loạt, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tỉnh Phú Yên vừa có thông báo kết luận nguyên nhân do nguồn nước bị ô nhiễm, phân tầng nhiệt rõ rệt.

tôm hùm
Nuôi tôm hùm tại Phú Yên. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Qua lấy hai mẫu nước đột xuất tại vùng nuôi tôm hùm tập trung ở thôn Phú Mỹ, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã xác định hàm lượng ôxy hòa tan (DO) cực thấp, chỉ đạt 1mg O2/l, trong khi quy định là 5mg O2/l trở lên là nguyên nhân làm cho tôm hùm, cá mú chết vừa qua.

Kết luận của Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên trùng hợp với nhận định của cơ quan chức năng thị xã Sông Cầu và người nuôi tôm xã Xuân Phương.

Ông Phạm Xuân Hương, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Sông Cầu, cho biết tình trạng tôm hùm chết có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là ô nhiễm môi trường trong khi lồng, bè thả nuôi rất dày. Thứ hai là ảnh hưởng việc nắng nóng dẫn đến thiếu ôxy cục bộ làm cho tôm bị chết ngạt.

Theo ông Phạm Đức Thành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Xuân Phương, do nắng nóng làm nhiệt độ mặt nước nuôi thủy sản thay đổi rất cao, trong khi nước dưới tầng đáy là khu vực thả nuôi tôm hùm nhiệt độ rất lạnh. Tôm hùm, cá mú chết có hai lý do, một là nước lạnh, thứ hai là thiếu ôxy.

Là một trong những hộ nuôi tôm hùm nhiều nhất xã, ông Ngô Văn Ngọc ở thôn Phú Mỹ cho hay vừa qua gia đình ông có hơn 1.000 con tôm hùm bông và 2.000 con tôm hùm xanh bị chết, thiệt hại lên đến 1,2 tỷ đồng nhưng đem bán chỉ thu được 200 triệu đồng.

Ông Ngọc ngậm ngùi chia sẻ: “Khi xuất hiện hiện tượng tôm chết, chúng tôi được khuyến cáo và khi di dời lồng đi nơi khác hoặc nâng lồng nuôi lên khỏi tầng đáy thì tôm không còn chết nữa.”

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên cũng đã khuyến cáo người nuôi cần lưu ý thường xuyên làm vệ sinh lưới lồng sạch sẽ, thông thoáng để tăng lưu tốc dòng chảy, có biện pháp tăng cường hệ thống quạt để tăng hàm lượng ôxy trong lồng, bè nuôi; sắp xếp hoặc di dời lại lồng, bè nuôi trong vùng để nước lưu thông tốt nhất.

Xã Xuân Phương là một trong những địa phương phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng tôm hùm, cá mú chết vừa qua ảnh hưởng đến 34 hộ nuôi bị thiệt hại với hơn 7,4 tấn tôm hùm bông; gần 3,9 tấn tôm hùm xanh và gần 600kg cá mú. Ước thiệt hại hơn 9,12 tỷ đồng.

Ông Phạm Đức Thành cho hay địa phương có đến 8.000 lồng nuôi tôm hùm; trong đó người dân địa phương thả nuôi 6.000 lồng, còn lại là người ở các nơi khác đến thả nuôi và hàng năm đạt sản lượng xấp xỉ 550 tấn tôm hùm thương phẩm. Ngoài ra, bà con còn nuôi ốc hương, cá mú, cua ghẹ, tôm sú, tôm thẻ chân trắng với sản lượng 440 tấn./.

CafeF/ Vietnam+, 18/06/2016
Đăng ngày 19/06/2016
Thế Lập
Dịch bệnh

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:41 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:41 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:41 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 18:41 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:41 19/04/2024