Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2016 tăng nhẹ

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước 5 tháng đầu năm 2016 đạt 2,51 tỷ USD, tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2015.

cắt tiết

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, chiếm 52,81% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Các thị trường lớn có giá trị xuất khẩu tăng trưởng dương là Hoa Kỳ (9,73%), Trung Quốc (trên 49%), Thái Lan (8,6%) và Anh (trên 8,64%).

Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 1,1 tỷ USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Trong top 10 thị trường tiêu thụ chủ yếu tôm Việt Nam thì xuất khẩu sang Trung Quốc & Hồng Kông tăng mạnh nhất 34,3%; tiếp đó là Mỹ 17,4%. Ngược lại, xuất sang Đài Loan giảm mạnh nhất 31,6%; tiếp đến Thụy Sỹ và Canada lần lượt giảm 23% và 22,7%. Tôm chân trắng chiếm 57,8%, tôm sú 33,7% và tôm biển 8,5%. So với 5 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng tôm chân trắng và tôm sú tăng nhẹ trong khi tỷ trọng tôm biển giảm. Trong tổng các sản phẩm tôm xuất khẩu tính theo mã HS, giá trị XK tôm sú chế biến tăng mạnh nhất với gần 32%; xuất khẩu tôm loại khác chế biến đóng hộp giảm mạnh nhất với gần 54%.

Mỹ tiếp tục dẫn đầu tiêu thụ tôm Việt Nam, chiếm 22,6% tổng kim ngạch XK tôm của Việt Nam. EU đứng thứ hai với 18,9%; tiếp đến Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt chiếm 17% và 16,6%. Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 182,3 triệu USD, sản lượng tôm của Trung Quốc ngày càng giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng,  do đó Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu tôm từ Ecuador và một số nguồn cung lớn ở châu Á như Việt Nam.

Xuất khẩu cá tra 5 tháng đạt 650,3 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Brazil tăng khả quan. Cụ thể, cá tra xuất sang Mỹ đạt 152 triệu USD, chiếm 23,4% tổng xuất khẩu, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2015, xuất sang EU giảm 8,1%, đạt 109,3 triệu USD; sang Trung Quốc đạt 94,9 triệu USD, tăng 72,7%; sang Brazil đạt 32,8 triệu USD, tăng 118,3%.

XK cá ngừ 5 tháng đầu năm chỉ đạt 179,9 triệu USD, giảm hơn 4% so với cùng kỳ. Cá ngừ Việt Nam được xuất sang 87 thị trường, ít hơn so với năm ngoái. Trong đó, Mỹ, EU, ASEAN và Trung Quốc hiện đang là 4 thị trường XK lớn nhất của Việt Nam. ASEAN, Trung Quốc vẫn là 2 thị trường duy nhất trong tốp 8 thị trường đứng đầu tăng NK cá ngừ của Việt Nam tại thời điểm này. Hiện tại, XK thăn/philê cá ngừ tăng, trong khi xk cá ngừ chế biến và cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô (trừ thăn/philê cá ngừ) giảm. Cụ thể, 5 tháng đầu năm nay, XK thăn/philê cá ngừ đạt gần 94 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ. XK cá ngừ chế biến đóng hộp và chế biến khác chỉ đạt gần 71,2 triệu USD, giảm 19,7% so cùng kỳ. XK cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô (trừ thăn/philê cá ngừ) cũng giảm 25,3%, đạt 14,4 triệu USD.

Đánh giá về tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, kết quả xuất khẩu chưa thực sự khả quan. Tuy nhiên, xuất khẩu đã giữ được tốc độ tăng trưởng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức.

Bộ NN&PTNT nhận định: Trong nửa đầu năm, thị trường xuất khẩu tôm và cá tra có sự biến động mạnh. Tính đến thời điểm hiện nay, giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL đã giảm trở lại xung quanh mức giá thấp như hồi tháng 2, sau khi tăng giá và giữ ở mức cao trong 2 tháng gần đây (tháng 4 và nửa đầu tháng 5). Với xu hướng này, trong ngắn hạn, thị  trường cá tra nguyên liệu sẽ vẫn khá trầm lắng khi chưa có dấu hiệu khởi sắc từ các đơn hàng ký mới xuất đi các thị trường chính như Mỹ, EU…

Đối với mặt hàng tôm, giá tôm nguyên liệu nhìn chung có xu hướng ổn định ở mức cao trong 6 tháng qua, trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu rất yếu, do điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến việc thả nuôi của nông dân.

Ông Trương Đình Hòe cho rằng, việc tích cực thúc đẩy đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại (FTA) cũng là một trong các yếu tố tạo thuận lợi hơn cho xuất khẩu thủy sản, điển hình như FTA Việt Nam-Hàn Quốc. Với khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ vẫn khả quan, dự báo trong năm nay xuất khẩu thủy sản sẽ đạt mục tiêu 7 tỷ USD đề ra.

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 1.584 ngàn tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất cá tra nửa đầu năm chưa có dấu hiệu phục hồi. Diện tích cá tra 6 tháng đầu năm của ĐBSCL ước đạt 3.757 ha, giảm 5,5% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 526.683 tấn, xấp xỉ so với cùng kỳ.

Về tôm, sản lượng thu hoạch tôm nước lợ của các tỉnh ĐBSCL 6 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ, dẫn  đến  thiếu  hụt  nguồn  cung  tôm  nguyên  liệu  phục  vụ  xuất khẩu, giá  tôm nguyên liệu tăng. Nhiều nhà máy chế biến chỉ hoạt động 50-60% công suất. Trước  tình  hình  đó, nhiều hộ nuôi tích cực cải  tạo ao đầm để thả tiếp hoặc thả bù những diện tích nuôi tôm đã bị thiệt hại. Trong hai tháng trở lại đây, diện tích nuôi tôm sú có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2016

                                                                                                                         ĐVT: USD

Thị trường

5T/2016

5T/2015

+/- (%) 5T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

2.514.042.199

2.446.784.357

+2,75

Hoa Kỳ

519.021.248

473.009.064

+9,73

Nhật Bản

356.604.735

365.617.102

-2,46

Trung Quốc

246.690.318

165.552.119

+49,01

Hàn Quốc

205.238.924

214.484.544

-4,31

Thái Lan

92.586.322

85.249.392

+8,61

Đức

73.058.546

79.591.932

-8,21

Anh

72.913.445

67.116.245

+8,64

Hà Lan

64.062.268

66.479.425

-3,64

Australia

63.726.600

62.149.354

+2,54

Hồng Kông

59.737.976

58.752.703

+1,68

Canada

57.841.802

67.635.156

-14,48

Bỉ

49.163.574

39.577.387

+24,22

Italia

46.447.667

43.836.058

+5,96

Pháp

41.239.738

43.820.246

-5,89

Singapore

39.177.727

42.784.966

-8,43

Đài Loan

36.404.751

44.360.986

-17,94

Tây Ban Nha

35.351.944

36.975.821

-4,39

Braxin

32.684.486

15.273.632

+113,99

Malaysia

32.628.604

30.035.486

+8,63

Mexico

32.263.574

39.293.867

-17,89

Nga

30.507.247

32.281.005

-5,49

Philippines

27.775.520

21.190.906

+31,07

Ả Rập Xê út

24.415.567

27.574.536

-11,46

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

23.910.108

26.618.330

-10,17

Colombia

21.646.074

24.456.975

-11,49

Ai Cập

19.054.214

25.355.895

-24,85

Bồ Đào Nha

17.569.318

15.143.119

+16,02

Thuỵ Sĩ

13.019.147

16.882.818

-22,89

Israel

12.749.657

14.779.258

-13,73

Đan Mạch

9.703.908

11.329.883

-14,35

Ấn Độ

8.027.401

7.407.141

+8,37

NewZealand

7.797.339

7.429.772

+4,95

Thuỵ Điển

6.630.119

7.407.356

-10,49

Ucraina

5.212.239

2.808.656

+85,58

Pakistan

5.147.029

6.574.764

-21,72

Campuchia

5.104.689

6.897.619

-25,99

Cô Oét

4.866.736

5.151.249

-5,52

Ba Lan

4.858.096

6.682.347

-27,30

Séc

4.663.889

5.950.432

-21,62

I rắc

4.595.390

3.346.905

+37,30

Hy Lạp

4.140.688

4.239.345

-2,33

Rumani

2.464.611

1.776.228

+38,76

Indonesia

2.305.318

1.286.934

+79,13

Thổ Nhĩ Kỳ

2.074.209

3.107.453

-33,25

Brunei

511.932

542.258

-5,59

 

Vinanet, 22/07/2016
Đăng ngày 23/07/2016
Thủy Chung
Chế biến

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 23:39 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 23:39 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 23:39 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 23:39 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 23:39 20/04/2024