Xuất khẩu thuỷ sản ảnh hưởng từ biến động ngoại tệ

Tác giả: ANTV | Đóng góp bởi: BT
05-10-2015 | duynhut | 1201 | Báo hỏng
Theo dõi kênh
Đến đầu tháng 10, xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực bởi số lượng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản ngày càng gia tăng. Hàng tồn kho tăng lên đồng nghĩa với lợi nhuận giảm xuống hoặc thua lỗ; thế nhưng, các doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất để giữ chân người lao động trong thời điểm khó khăn này. Tính đến đầu tháng 10, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả tỉnh Cà Mau chỉ đạt 675 triệu đôla, bằng 50% kế hoạch, giảm 30% so với cùng kỳ. Xuất khẩu thủy sản sụt giảm là do sự tăng giá mạnh của đồng đô la Mỹ so với một số ngoại tệ khác như: đồng Euro và yên Nhật. Bởi trên thực tế hầu hết doanh nghiệp chế biến thủy sản đều lựa chọn đồng đô la Mỹ để thanh toán cho các đơn hàng. Song, nếu như không có sự phá giá đồng tiền từ các nước nhập khẩu tôm nguyên liệu như: TháiLan, ẤnĐộ, Indonesia thì sự tăng giá của đồng đôla Mỹ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau là không nhỏ. Qua tìm hiểu tại một số doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh được biết: Đầu tháng 1 năm 2015, các doanh nghiệp đều ký hợp đồng với các đối tác ở các nước với giá thành và lợi nhuận thu về tương đối cao. Cho đến thời điểm này, số lượng đơn hàng đăng ký từ đầu năm gần như sản xuất đầy đủ nhưng bị ách lại do sự phá giá đồng tiền của các nước làm cho giá giảm 30% so với hợp đồng ban đầu nên đối tác chưa muốn nhập hàng; vì vậy phía doanh nghiệp cũng đành chấp nhận. Ông Chu Văn An – PhóTổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho biết: "Hiện nay Minh Phú vẫn đang sản xuất bình thường nhưng sản xuất với những hợp đồng mới với những giá mới còn những hợp đồng mình sản xuất từ tháng 1 đến tháng 5 cũng đều hoàn toàn chưa xuất được. Đây là một khó khăn, rất là khó khăn đối với Minh Phú nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp thủy sản của Cà Mau nói chung. Tôi cho rằng đây là một khó khăn khách quan là chủ yếu, thực ra trong chiến lược của chúng tôi cũng không đề cập, cũng không ngờ được tình hình phá giá nhanh như vậy". Ông Ngô Thanh Lĩnh – TổngThư ký Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết: "Năm nay là một năm khó khăn nhất cho lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản. Nguyên nhân sâu xa nhất là nguồn nuôi tôm các nước khu vực đã phục hồi, lượng tôm vượt lượng cầu do đó giá giảm. Thứ hai nữa là cái đáng quan tâm thời điểm hiện nay đến cuối năm là hiện nay các nước phá giá đồng ngoại tệ làm cho tình hình xuất khẩu của chúng ta hết sức khó khăn mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh 3 lần lên 3% về biên độ giao động là 3% nhưng mà so với các nước hiện nay là phá giá từ 15 - 20% thì tình hình xuất khẩu của chúng ta từ nay đến cuối năm rất là khó khăn". Trước tình thế này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau cho rằng việc cần làm trước mắt là cân đối chi phí sản xuất để giảm bớt thiệt hại. Đặc biệt các doanh nghiệp cũng có thể tính đến việc mua các hợp đồng bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhằm đảm bảo khi có biến động về cả tỷ giá đầu vào và đầu ra, doanh nghiệp có thể ít bị tác động nhất.
Bình luận