Công văn số 1100/QLCL-CL1: Sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thủy sản XK sang EU

Tác giả:

Vasep

Ngày đăng: 06-08-2013
Đóng góp bởi: Ngọc Thủy
Công văn số 1100/QLCL-CL1: Sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thủy sản XK sang EU
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 1MB | 1574 | 7 | duynhut

Ngày 3/7/2013, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã ban hành công văn số 1100/QLCL-CL1 về việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thủy sản XK sang EU.

Theo đó, NAFIQAD nhận được thông tin từ một số nhà NK thủy sản EU thông báo về việc phát hiện một số lô hàng cá tra NK từ Việt Nam có sử dụng phụ gia E500 (Natri Carbonat) và E501 (Kali carbonat). Về việc này, NAFIQAD có ý kiến như sau:

Hai chất phụ gia E500 và E501 không có tên trong Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thủy sản theo Quy định (EC) số 1333/2008 của Ủy ban Châu Âu. Danh mục này có hiệu lực bắt buộc từ ngày 1/6/2013 (chi tiết xem tại website của EU theo địa chỉ https://webgate.ec.europa.eu )

Mặt khác, theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm, các phụ gia thuộc nhóm INS500 (Natri Carbonat, Natri Hydro Carbonat, Natri sesquicarbonat) và INS501 (Kali Carbonat, Natri hydrogen carbonate) chỉ được sử dụng trong các sản phẩm thủy sản là: cá bao bột, cá philê bao bột và sản phẩm thủy sản bao bột đông lạnh, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai.

Để tuân thủ đúng quy định của Việt Nam và thị trường NK về phụ gia thực phẩm, tránh vướng mắc trong việc XK thủy sản sang EU, NAFIQAD yêu cầu các DN chế biến thủy sản XK vào EU cập nhật quy định của Việt Nam và EU (tại địa chỉ website https://webgate.ec.europa.ec ) về danh mục hóa chất, phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thủy sản; Nghiêm túc tuân thủ các quy định về phụ gia thực phẩm của EU khi XK thủy sản vào thị trường này.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm