Quyết định số 1445/QĐ-TTg: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Tác giả:

Chính phủ

Ngày đăng: 21-08-2013
Đóng góp bởi: Ngọc Thủy
Quyết định số 1445/QĐ-TTg: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.194MB | 1049 | 14 | duynhut

Ngày 16/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1445/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với nội dung chủ yếu sau:

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:

a) Tổng sản lượng thủy sản khoảng 7,0 triệu tấn. Trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 35%; sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%.

b) Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 11 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/năm (giai đoạn 2011 - 2020).

c) Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 50%.

d) Khoảng 50% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.

đ) Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.

e) Giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm khai thác hải sản từ trên 20% hiện nay xuống dưới 10%.

Định hướng đến năm 2030:

a) Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 9,0 triệu tấn. Trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 30%; sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 70%.

b) Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 20 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6 - 7%/năm (giai đoạn 2020 - 2030).

c) Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu đạt 60%.

d) Khoảng 80% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.

Định hướng quy hoạch phát triển thủy sản

a) Khai thác thủy sản:

- Đến năm 2020 giữ ổn định sản lượng khai thác thủy sản 2,4 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản 2,2 triệu tấn, sản lượng khai thác nội địa 0,2 triệu tấn.

- Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản theo vùng biển: Vịnh Bắc bộ: 380.000 tấn; Trung bộ: 700.000 tấn, Đông Nam bộ: 635.000 tấn, Tây Nam bộ: 485.000 tấn; Vùng ven bờ và vùng lộng: 800.000 tấn; vùng khơi: 1.400.000 tấn.

- Cơ cấu sản lượng theo đối tượng khai thác: Cá: 2.000.000 tấn (83,3% - trong đó, cá ngừ đại dương: 15.000 - 17.000 tấn); mực: 200.000 tấn (8,3%), tôm: 50.000 tấn (2,1%), hải sản khác: 150.000 tấn (6,3%).

- Số lượng tàu thuyền khai thác: Đến năm 2020, tổng số tàu thuyền khai thác giảm còn 110.000 chiếc, đến năm 2030 giảm xuống còn 95.000 chiếc, bình quân giảm 1,5% năm.

- Số lượng tàu cá hoạt động khai thác tại vùng ven bờ và vùng lộng giảm từ 82% hiện nay xuống 70% vào năm 2020.

- Số tàu đánh bắt xa bờ khoảng 28.000 - 30.000 chiếc, trong đó: Vịnh Bắc bộ khoảng 16%; miền Trung (bao gồm cả vùng biển các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) khoảng 28%; Đông Nam bộ khoảng 30% và Tây Nam bộ khoảng 25%.

b) Nuôi trồng thủy sản

- Đến năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 1,2 triệu ha. Trong đó: Phân theo vùng sinh thái: Vùng đồng bằng sông Hồng: 149.740 ha; Trung du miền núi phía Bắc: 52.540 ha; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung: 113.390 ha; Tây Nguyên: 25.660 ha; Đông Nam bộ: 53.210 ha; Đồng bằng sông Cửu Long: 805.460 ha; Phân theo phương thức nuôi: Diện tích nuôi công nghiệp các đối tượng chủ lực chiếm 190.000 ha: Tôm sú 80.000 ha, tôm chân trắng 60.000 ha, cá tra 10.000 ha, nhuyễn thể 40.000 ha.

- Sản lượng một số đối tượng chủ lực đến năm 2020:

Tôm sú: Khoảng 340.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 0,02%/năm; Tôm chân trắng: Khoảng 360.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,22%/năm; Cá tra: Khoảng 1,8-2 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,8%/năm; Cá rô phi: Khoảng 150.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,9%/năm; Tôm càng xanh: Khoảng 35.000 - 40.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm.

Nhóm cá biển: Khoảng 200.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,1%/năm; Nhóm nhuyễn thể: Khoảng 400.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 11,5%/năm; Nhóm rong biển: Khoảng 138.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 21,7%/năm; Tôm hùm: Khoảng 3.000 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 7,18%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/8/2013.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm