Nuôi cua lột (Scylla sp.) trong hệ thống tuần hoàn với các loại thức ăn và mật độ khác nhau

Tác giả:

Trần Ngọc Hải và ctv, 2006

Ngày đăng: 08-07-2015
Đóng góp bởi: duynhut
Nuôi cua lột (<i>Scylla sp.<i>) trong hệ thống tuần hoàn với các loại thức ăn và mật độ khác nhau
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.335MB | 2304 | 59 | duynhut
Hai thí nghiệm nuôi cua lột trong hệ thống bể tuần hoàn đã được tiến hành tại Khoa Thủy Sản năm 2005. Ở thí nghiệm 1, các loại thức ăn được sửdụng bao gồm thức ăn viên 25%, 35% và 45% đạm và đối chứng là cá tạp. Sau khi nuôi 15 ngày, cua bắt đầu lột vỏ và kết thúc ngày 23. Tỷ lệ sống của cua (85-90%), tỷ lệ lột vỏ (75-90%), tăng trọng (36-38,87%) và năng suất cua (0,71-0,86 kg/m2) giữa các nghiệm thức khác nhau không ý nghĩa. Thí nghiệm 2 có các mật độ khác nhau 23,8 con/m2, 33,3 con/m2, 42,9 con/m2 và 57,1 con/m2 sử dụng thức ăn viên 25% đạm. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống (85,0-97,9%), tỷ lệ lột (85,0-93,75%) và tăng trọng của cua lột (14,58-26,81%) khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Năng suất cua lột (0,99 - 2,23 kg/m2) tăng dần theo mật độ nuôi và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P<0,05). Các thí nghiệm cho thấy có thể nuôi cua lột trong bể tuần hoàn bằng thức ăn viên 25% đạm với mật độ khá cao là 57,1con/m2.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm