Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của tảo Spirulina platensis

Tác giả:

Dương Thị Hoàng Oanh , Vũ Ngọc Út , Nguyễn Thị Kim Liên

Ngày đăng: 10-04-2012
Đóng góp bởi: hoangank36
Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của tảo Spirulina platensis
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 5MB | 5042 | 247 | hoangank36

Thí nghiệm được thực hiện trên 12 bể composite (500 lít/bể) đặt ngoài trời, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Nghiệm thức 1: nước thải được lấy từ ao nuôi cá tra (TKN=1,936 mg/l). Nghiệm thức 2: nước thải từ hầm ủ Biogas (TKN=5,494 mg/l). Nghiệm thức 3: nước thải sinh hoạt (TKN=5,610 mg/l). Nghiệm thức 4: nghiệm thức  đối chứng (TKN=1,984 mg/l). Nguồn nước thải được phân tích tổng đạm Kjeldahl (TKN) trước khi thí nghiệm  để bố trí với hàm lượng đạm tương đương nhau (1,9 mg/l). Mỗi bể thí nghiệm được sục khí và bố trí 376 lít nước thải (75%) và 124 lít nước tảo (25%) với mật độ tảo là 20.000 tế bào/ml. Đối với nghiệm thức 1,2,3 không cung cấp chất dinh dưỡng, nghiệm thức 4 (NTĐC) nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển là môi trường Zarrouk, được cấp 1 lần vào ngày đầu tiên. Các chỉ tiêu theo dõi gồm nhiệt độ, pH, COD, TAN, NO3-, PO43- được thu mẫu 3 ngày/lần. Mẫu được bảo quản lạnh và được phân tích theo các phương pháp phân tích hiện hành APHA,1995) tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Thủy sinh học ứng dụng-Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ. Mẫu tảo được thu hàng ngày vào 10 giờ sáng bằng micropipette 1 ml và cố định mẫu bằng formol 2-4%. Mật  độ tảo được xác định bằng buồng đếm Sedgwick-Rafter theo phương pháp Boyd và Tucker (1992). Số liệu được xử lý bằng Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS với ANOVA một nhân tố để so sánh độ sai biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở mức p<0,05.  

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tảo Spirulina platensis có thể phát triển tốt trong các nguồn nước thải từ ao cá tra, nước thải biogas và nước thải sinh hoạt, tảo phát triển với mật độ cao nhất (87.775±41.688 ct/ml) và làm giảm các yếu tố dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt một cách có hiệu quả nhất (hàm lượng TAN giảm 96,2%, NO3- giảm 76,1%, PO43- giảm 98,1%, COD giảm 72,5%).

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm