Ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus (B8, B37 VÀ B18) lên chất lượng nước bể (Penaeus monodon)

Tác giả:

Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú, 2011

Ngày đăng: 10-04-2012
Đóng góp bởi: hoangank36, ltxuyen2010 edit
Ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus (B8, B37 VÀ B18) lên chất lượng nước bể  (<i>Penaeus monodon</i>)
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.31MB | 2536 | 89 | hoangank36

Ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn Bacillus lên chất lượng nước và mùn bã hữu cơ trong bể nuôi tôm sú đã được nghiên cứu. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức bổ sung 3 loài vi khuẩn Bacillus bao gồm Bacillus B8, B37 và B38 với mật độ 105 CFU/mL và 1 đối chứng (không bổ sung vi khuẩn). Kết quả cho ta thấy hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước của các nghiệm thức đều nằm trong khoảng cho phép.

Hàm lượng TAN, TN bùn, TP bùn. COD được cải thiện ở tất cả các nghiệm thức có bổ sung vi khuẩn so với đối chứng. Nghiệm thức B37 có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nhiều hơn so với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống  ở nghiệm thức B37 cao nhất (93,33 ± 1,65%), còn  đối chứng thấp nhất (69,52 ± 1,65%) (p<0,05).

Tốc  độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và trọng lượng của tôm cao nhất ở B37 lần lượt là 1,659 ± 0,034 mm/ngày và 0,45 ± 0,02 g/ngày; trong khi đó ở nghiệm thức đối chứng là thấp nhất với các chỉ số tương ứng là 0,677 ± 0,017 mm/ngày và 0,14 ± 0,01 g/ngày.

Như vậy hiệu quả xử lí môi trường của các chủng vi khuẩn bổ sung được khẳng định, trong đó hiệu quả xử lý tốt nhất ở nghiệm thức dòng B37. 

 

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm