Lóc thịt, nhồi bông cá hiếm làm mẫu vật

Dịp Tết, PV Thanh Niên đã đến Viện Hải dương học tìm hiểu về công tác thực hiện các mẫu vật.

cá nhám voi dạt bờ
Con cá nhám voi dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) hồi cuối tháng 1.2016 - Ảnh: Trần Công

Cuối tháng 1.2016, thông tin Viện Hải dương học (Nha Trang) đưa một con cá nhám voi “khủng” dạt vào bờ biển thuộc xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh (Khánh Hòa) về bảo quản, làm mẫu vật để phục vụ công tác nghiên cứu cũng như trưng bày, đã kích thích trí tò mò của nhiều người.

Tại Viện Hải dương học có một khu vực thu hút rất đông khách tham quan là Bảo tàng Hải dương học. Khách tham quan đến thăm “Đại dương trong bảo tàng” này đều ấn tượng trước nhiều mẫu vật sống động. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, để có những mẫu vật như thế, các nhà khoa học đã phải thực hiện nhiều công đoạn phức tạp.

ThS. Bùi Quang Nghị, phụ trách Phòng Quản lý chuyên môn Bảo tàng Hải dương học, cho biết: “Từ khi tiếp nhận cá hoặc sinh vật biển cho đến khi hoàn thiện, đưa mẫu vật trưng bày, gồm các công đoạn chính là: lóc thịt, ngâm hóa chất và nhồi bông”.

2 con hải cẩu
Mẫu hai con hải cẩu bắt được tại vùng biển Quảng Ngãi và Quảng Bình năm 1998 - Ảnh: Nguyễn Chung

Ngày 27.1, sau khi nghe người dân thông báo có con cá nhám voi lớn dạt vào bờ biển xã Vạn Thắng, H.Vạn Ninh, các cán bộ của Viện Hải dương học đã tức tốc lên đường đến khu vực trên. Con cá nhám voi dài gần 6 m, nặng khoảng 1 tấn, sau khi dạt vào bờ không lâu thì chết. Đây là loài cá có trong sách đỏ nhưng giá trị dinh dưỡng về thịt, vây của loài cá này không cao nên người dân ít đánh bắt. Do cá lớn, các nhà khoa học phải thuê xe cẩu đến đưa con cá về Viện đồng thời ướp đá để đảm bảo cá trong tình trạng còn tươi.

Xe đưa cá về đến Viện lúc 3 giờ chiều. Việc thực hiện công đoạn lóc thịt cá không kịp trong ngày nên người ta đã mua 30 cây đá để ướp cá, nhằm giữ cho bộ da không bị hư. Sáng hôm sau, gần 10 người của Viện Hải dương học bắt đầu công đoạn lóc thịt con cá nhám voi.

loc thit ca nham
 Lóc thịt cá nhám voi - Ảnh: Trần Công

mau ca nham voi
Mẫu cá nhám voi bắt được năm 2005 tại vùng biển Phú Quý, dài hơn 5 m, nặng khoảng 1 tấn, đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải dương học - Ảnh: Nguyễn Chung

Công đoạn lóc thịt, rút xương quả là “mệt mỏi”. Dụng cụ lóc thịt cá là những con dao mổ bình thường. Công đoạn này đòi hỏi người thực hiện phải khéo léo, tỉ mỉ. Nếu không có kỹ năng và kinh nghiệm sẽ dễ làm rách bộ da cá, khiến mẫu vật về sau mất tính thẩm mỹ. Cá lớn nên chúng tôi phải huy động lực lượng đông, vậy mà cũng mất gần 1 ngày mới xong”, anh Nghị nói.

Sau khi hoàn thành việc lóc thịt cá, người ta cho bộ da cá ngập trong một bể hóa chất là formol. Bộ da được ngâm hóa chất trong khoảng 2-3 tháng để ngấm formol, nhằm mục đích bảo quản, lưu giữ lâu dài. Sau khoảng thời gian trên, bộ da cá được lấy ra, rửa sạch, để thực hiện việc nhồi bông.

“Công đoạn nhồi bông rất khó khăn. Phải làm sao để con vật giống với hình dạng ban đầu. Không thể hì hục nhồi, mà phải vừa nhồi vừa uốn nắn. Có lúc nhồi xong nó ra hình con gì chứ không phải cá, chúng tôi phải tháo ra nhồi lại. Vừa làm cho tỉ mẫn để mẫu vật thật sinh động, nhưng vừa phải chạy đua với thời gian, vì nếu kéo dài quá, da cá sẽ khô lại, không tạo hình theo ý mình được”, anh Nghị cho biết.

Đối với con cá nhám voi vừa đưa về thì cần 300-400 kg bông để hoàn thiện mẫu vật. Các nhà “tạo mẫu cá” nhồi bông đến đâu thì lấy cước may lại đến đó. Công đoạn nhồi bông sẽ mất gần một tuần. Anh Nghị nói: “Nhồi bông phải dùng tay tiếp xúc trực tiếp, một tay áp vào da cá, một tay ấn bông. Nếu đeo găng tay thì rất khó làm, vì mất cảm giác, mẫu vật không đẹp được. Do da cá ngâm trong dung dịch formol thời gian dài, nên khi hoàn thiện việc nhồi bông thì tay chúng tôi bị xơ cứng, xù xì, sau đó bong da. Đó là chưa nói mùi formol rất kinh khủng”.

Chính vì mùi formol độc hại nên, các mẫu vật nhồi bông phải được để khô cả một tuần cho bốc hết mùi hóa chất, sau đó mới đem đi trưng bày.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học cho biết việc tạo mẫu vật không có trường lớp nào dạy. Do nhu cầu nghiên cứu khoa học và trưng bày cho khách tham quan nên các cán bộ của Viện đã tự mày mò làm, lâu rồi thành quen. Thế hệ này truyền lại cho thế hệ sau. Đến nay, Bảo tàng Hải dương học có khoảng 50 mẫu vật cá và sinh vật biển nhồi bông, phục vụ khách tham quan, như: cá nhám voi, cá mặt trăng, cá tầm, hải cẩu…

Báo Thanh Niên, 07/02/2016
Đăng ngày 08/02/2016
Nguyễn Chung
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 18.9, tại xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng thâm canh – bán thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huấn nuôi tôm
• 09:00 21/09/2024

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 01:50 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:50 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 01:50 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 01:50 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 01:50 28/09/2024
Some text some message..