Nam Định:Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14-15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha. Tuy nhiên, quá trình nuôi độc canh và nuôi tăng vụ tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp đã bộc lộ nhiều hạn chế như tôm tăng trưởng kém, dễ nhiễm bệnh, chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Do đó việc tích cực đưa tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới vào quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng để kiểm soát dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao đang được các ngành chức năng hướng dẫn các hộ nuôi đầu tư.

Ao nuôi tôm
Cán bộ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN và PTNT) hướng dẫn các hộ nuôi tôm xã Giao Phong (Giao Thủy) áp dụng tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt, an toàn dịch bệnh (GAP/CoC).

Những năm qua đã có nhiều công nghệ mới được ứng dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Sử dụng chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh và phòng trừ một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi, sử dụng máy ozone xử lý môi trường nước; công nghệ nano… Trong đó, phương pháp nuôi tôm thẻ chân trắng tầng mặt qua đông theo quy trình GAP đã được áp dụng thành công tại xã Giao Phong (Giao Thủy) và đang được nhân rộng tại các trang trại nuôi ở các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Quy trình kỹ thuật nuôi tôm tầng mặt có nhiều điểm khác biệt so với cách nuôi trước đây: Phần đáy ao nuôi được đổ cát dày từ 0,5-1m thay vì 0,15-0,3m như cũ; lắp mái che mặt ao để kiểm soát nhiệt độ ổn định, giúp tôm tăng trưởng trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời thay đổi; vệ sinh đáy ao theo phương pháp rút nước, cày lật và đánh đống, phơi đáy đến khi khô kiệt sau đó xử lý hóa chất, bơm cát mới và dùng chế phẩm sinh học để tiêu diệt mầm bệnh còn lại trước khi gây màu nước và xuống giống. Ưu điểm của phương pháp này giúp phần đáy ao thoáng khí, thúc đẩy nhanh quá trình oxy hóa loại bỏ khí độc và mầm bệnh do tích tụ nhiều tạp chất từ vụ nuôi trước và ổn định nhiệt độ, tránh cho tôm bị “sốc” do thay đổi thời tiết. Từ phương pháp nuôi mới, một số hộ dân ở xã Giao Phong đã đổ cát đáy ao tối thiểu dày 0,5m, kè bờ bằng bê tông và xây bờ cao hơn mặt đường 0,5m để hạn chế "địch hại" xâm nhập ao nuôi, làm mái che kết hợp bố trí hợp lý điểm thoát nước mưa ở bờ, thoát nước mặt ở ao để ổn định nhiệt độ và ngăn nước mưa chảy xuống ao nuôi.

Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp khâu thu hoạch nhanh, rút ngắn thời gian lưu bãi và vận chuyển khi đưa ra thị trường. Tại đầm nuôi của gia đình ông Trần Thành Công, đội 1, xã Giao Phong đã áp dụng kỹ thuật nuôi tôm tầng mặt đã cho thu nhập gần 600 triệu đồng/ha, cao hơn 400 triệu đồng so với cách nuôi thông thường. Tại đầm nuôi của gia đình các ông: Trần Văn Tẩy, Cao Văn Tranh, Cao Văn Ba, Cao Văn Đề, Nguyễn Văn Quyết, Nguyễn Văn Đan… và nhiều hộ khác đều cho kết quả cao khi áp dụng quy trình mới. Ngay trong vụ nuôi xuân hè 2013, nhiều đầm nuôi, tôm chết hàng loạt do mắc bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy nhưng những ao nuôi theo phương pháp mới tôm vẫn phát triển ổn định, năng suất đạt 10 tấn/ha. Đồng chí Trần Ngọc Hải Bình, tác giả của giải pháp công nghệ nuôi tôm tầng mặt qua đông theo quy trình GAP cho biết: Dựa trên nguyên lý, quy trình nuôi và đặc tính của tôm thẻ chân trắng, phương pháp nuôi tôm tầng mặt đã khắc phục được 2 điểm yếu trong nuôi tôm thâm canh của tỉnh ta là: môi trường nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt đáy ao nuôi còn tồn dư nhiều tạp chất và không có biện pháp xử lý triệt để, dễ dẫn đến tôm bị nhiễm bệnh, chết hàng loạt và phương pháp dùng bạt ni-lon ổn định nhiệt độ chống lạnh cho tôm đã tạo hiệu quả cao, giúp người nuôi chủ động trong sản xuất tôm vụ đông.

Cùng với áp dụng công nghệ nuôi tôm tầng mặt, Trung tâm Giống hải sản (Sở NN và PTNT) nhân ra diện rộng công nghệ nuôi tôm theo phương pháp chuyển giai đoạn. Theo đó, giải pháp chuyển giai đoạn được thực hiện theo quy trình: thả giống ở cả 3 ao, chế độ quản lý, chăm sóc, sử dụng chế phẩm trong thời gian đầu với tỷ lệ như nhau. Sau 45 ngày tiến hành thu tôm ở ao số 2, số 3 khi đạt trọng lượng 2,5g/con (400 con/kg) để tranh thủ thời điểm giá tôm vụ sớm cao. Sau đó, tiến hành cải tạo ao số 2, số 3 và chọn thời điểm tôm ở ao 1 chuẩn bị lột xác để chuyển sang các ao số 2, 3 đã cải tạo để nuôi giai đoạn 2 (tôm nuôi giai đoạn 1 khoảng 50-55 ngày); tỷ lệ tôm sống đạt 80%, trọng lượng trung bình của tôm to hơn, đạt 25g/con, năng suất đạt 6,2 tấn/ha, cao hơn so với quy trình nuôi khép kín 1,2 tấn/ha.

Phương pháp này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm môi trường nuôi bền vững, không gây ô nhiễm đáy ao, rút ngắn thời gian nuôi, tăng hiệu quả sử dụng mặt nước trong nuôi thủy sản và hạn chế thấp nhất rủi ro trong quá trình thâm canh, mà còn giải quyết được vấn đề thị trường khi không thu hoạch tôm ồ ạt, đồng loạt, dễ mất giá. Hiện nay, Trung tâm đang thử nghiệm phương pháp nuôi tôm không cho ăn trong thời gian một tháng đầu (tôm ăn thức ăn tự nhiên trong môi trường nước) và mô hình diệt khuẩn ao nuôi bằng công nghệ sinh học; sử dụng công nghệ nano kháng khuẩn trong nuôi tôm công nghiệp để chuyển giao cho các hộ nuôi ứng dụng vào thực tế sản xuất.

Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ nuôi áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, ngoài việc quy hoạch ổn định vùng nuôi và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cơ bản để phát triển nghề nuôi tôm, Sở NN và PTNT đã chỉ đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Phòng NN và PTNT các huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng hỗ trợ hộ nuôi nhân rộng vùng nuôi áp dụng tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt, an toàn dịch bệnh (GAP/CoC) để tạo vùng nuôi thuỷ sản sạch, khối lượng hàng hoá lớn, an toàn, thân thiện với môi trường. Đây là điều kiện quan trọng trong việc thu hút các cơ quan chuyên ngành đầu tư kinh phí, chuyển giao công nghệ mới phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng quy mô lớn trên địa bàn tỉnh./.

Báo Nam Định
Đăng ngày 09/08/2013
Bài và ảnh: Nguyễn Hương
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:29 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:29 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:29 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:29 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:29 25/04/2024