Artemia

:
: Artemia spp. Grochowski, 1895
:
Phân loại
Artemia spp.Grochowski, 1895
Ảnh Artemia
Đặc điểm

Con trưởng thành có ba mắt và 11 đôi chân và kích thước có thể lên tới khoảng 15 mm (0,6 in). Máu của chúng có chứa các sắc tố hemoglobin, cũng được tìm thấy ở động vật có xương sống. Con đực khác với con cái là 2 râu lớn đáng kể và trở thành các cơ quan siết chặt được sử dụng trong giao phối.

Phân bố

Artemia là một chi động vật giáp xác thủy sinh gọi là tôm ngâm nước mặn. Artemia, chi duy nhất trong họ Artemiidae, đã thay đổi rất ít từ bên ngoài kể từ thời kỳ Trias.

Các ghi chép lịch sử về sự tồn tại của Artemia có từ năm 982 từ hồ Urmia, Iran, mặc dù con số rõ ràng đầu tiên là báo cáo và bản vẽ được thực hiện bởi Schlosser năm 1756 về các loài động vật này từ Lymington, Anh.

Các vùng biển nước ta có độ mặn thấp, vì thế hầu như không tìm thấy sự phân bố tự nhiên của Artemia, kể cả vùng biển Đông Nam Á.

Chúng sinh sống ở các hồ nước mặn trong lục địa trên khắp thế giới, trừ các đại dương. Chúng có khả năng tránh sống chung với các loài săn mồi như cá, bằng khả năng sinh sống ở các vùng nước có độ mặn cao (lên đến 25%).

Artemia được tìm thấy ở khắp trên thế giới, từ vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới đến ôn đới, ở các hồ muối tự nhiên hay các ruộng muối nhân tạo. Trong tự nhiên, Artemia có thể tồn tại ở độ mặn từ 35‰ trở lên. Nhưng, vì chúng không có khả năng tự vệ và cạnh tranh thức ăn, nên chúng chỉ tồn tại ở những vùng biển có độ mặn > 70‰, nơi đây không có các sinh vật ăn Artemia tồn tại. Cũng chính vì thế, chúng ta chỉ tìm thấy Artemia ở những vùng biển có độ mặn cao. Chính nhờ khả năng sinh lý có thể thích nghi với độ mặn cao của Artemia đã tạo ra hàng rào sinh thái, để bảo vệ các quần thể Artemia trong tự nhiên. Tuy nhiên Artemia cũng sẽ chết ở độ mặn bão hòa của muối tức 250‰ do các quá trình stress sinh lý và rối loạn điều hòa áp suất thẩm thấu ở độ mặn quá cao. 

Tập tính

Artemia là loài ăn lọc, không chọn lọc thức ăn, chúng ăn mùn bã hữu cơ các vi tảo cực nhỏ, vi khuẩn… tại các vùng phân bố của Artemia, người ta nhận thấy cấu trúc sinh dưỡng (nguồn thức ăn) rất đơn giản và kém đa dạng về thành phần loài. Mặc khác, trong điều kiện độ mặn cao một cách khắc nghiệt, rất ít loài có thể tồn tại, vô tình làm cho các mô hình nuôi Artemia chỉ có thể phát triển nuôi độc canh. 

Trong điều kiện nuôi luân canh Artemia trên ruộng muối, người dân tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho Artemia bằng cách bón phân (phân hữu cơ kết hợp vô cơ) hoặc cho ăn trực tiếp các loại thức ăn mịn như bột đậu nành, cám gạo…

Sau khi nở, giai đoạn ấu trùng đầu tiên (gọi là Instar I) có chiều dài 400 – 500 µm, có màu da cam nâu, giai đoạn này dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau 8 giờ, chúng lột xác để phát triển lên giai đoạn 2 (Instar II) và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, chúng lọc các hạt thức ăn nhỏ (có kích thước 1 – 50 µm) bằng râu thứ 2 rồi đưa vào ống tiêu hóa. Sau đó, chúng trải qua 15 lần lột xác trong khoảng 8 ngày để phát triển đầy đủ về hình thái và chức năng giống như con trưởng thành. Artemia trưởng thành dài khoảng 10 mm. Trong điều kiện nuôi, artemia phát triển và thành thục sau 2 – 3 tuần và tuổi thọ trung bình 40 – 60 ngày.

Sinh sản

Artemia thành thục sau khoảng 3 tuần nuôi. Artemia là một trong các loài giáp xác nhỏ chân mang. Artemia còn gọi là “tôm đồng muối”. Cũng giống như các động vật giáp xác nhỏ chân mang khác, Artemia có khả năng hình thành các phôi ngủ, được gọi là các “bào xác”. Tức khi gặp điều kiện bất lợi về môi trường, Artemia phóng thích trứng dưới dạng “bào xác”. Trong điều kiện khô, những bào xác này không hoạt động và không phát triển, sự phát triển của phôi tạm thời bị gián đoạn – “phôi ngủ”. Cho đến khi gặp môi trường thuận lợi: các bào xác chìm vào nước biển, chúng hút nước, phôi bắt đầu sự chuyển hóa để phát triển trở lại. Vì thế sau khi ấp trứng bào xác Artemia trong nước biển có sục khí nhẹ khoảng 20 giờ, các bào xác nở thành ấu trùng nauplius. Như vậy, Artemia có thể sinh sản bằng 2 phương thức, tùy vào điều kiện môi trường sống.

Phương thức đẻ con: trứng thụ tinh sẽ phát triển thành ấu trùng nằm trong dạ con, sau đó được con cái phóng thích ra ngoài môi trường nước.

Phương thức đẻ trứng: trứng thụ tinh và phôi chỉ phát triển đến một giai đoạn phôi vị thì tạm ngừng lại (phôi ngủ), phôi được bao bọc một lớp vỏ dày tạo thành trứng nghỉ (còn gọi là trứng bào xác), sau đó được con cái phóng thích ra ngoài. 

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn, biên độ dao động oxy và hàm lượng chất sắt trong thức ăn là các yếu tố quyết định phương thức sinh sản của Artemia. Cụ thể, trong điều kiện hàm lượng oxy hòa tan cao tương ứng với độ mặn thấp, biên độ dao động oxy hòa tan thấp và thức ăn nghèo chất sắt thì Artemia có khuynh hướng đẻ con và ngược lại, trong điều kiện độ mặn quá cao, hàm lượng oxy hòa tan thấp, biên độ dao động oxy hòa tan lớn, thức ăn giàu sắt thì Artemia có khuynh hướng đẻ trứng bào xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng cho rằng nhiệt độ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến phương thức sinh sản (đẻ con hay trứng) của Artemia.

Mỗi Artemia cái có thể đẻ 1.500 – 2.500 con/trứng bào xác.

Hiện trạng

Ấu trùng Artemia dùng làm thức ăn rất tốt cho ấu trùng tôm (tôm nước mặn và tôm nước ngọt), cá biển, cá nước ngọt và cá cảnh. Đối với cá cảnh, có thể dùng Artemia trưởng thành còn sống, Artemia đông lạnh hoặc ấu trùng Artemia nở từ trứng bào xác để làm thức ăn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng Artemia làm thức ăn cho cá cảnh có ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sống và hàm lượng sắc tố (sự lên màu) của cá. Tuy nhiên, có một trở ngại lớn khi sử dụng Artemia làm thức ăn cho cá nước ngọt vì trong nước ngọt, Artemia sẽ chết sau 3 - 60 phút. Vì vậy, cần chú ý chế độ cho ăn trong nước ngọt, có thể cho ăn theo phương pháp “lượng ít, lần nhiều”, tức cho ăn nhiều lần hơn với lượng thức ăn cho mỗi lần giảm đi.

Tài liệu tham khảo

Th.s Trần Bùi Thị Ngọc Lê (Theo FAO) - Khuyến nông TPHCM -12/205

Cập nhật ngày 21/04/2020
bởi
Xem thêm