Kỹ thuật nuôi Tu hài

Kỹ thuật nuôi tu hài thương phẩm

Quang Hưng

KỸ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM

 

Bước 1: Lựa chọn địa điểm
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu - Dụng cụ
Bước 3: Nuôi Thương phẩm
Bước 4: Chăm sóc và thu hoạch

                                                                           Sơ đồ tóm tắt trình tự thực hiện

I - LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM

1. Điều kiện tự nhiên bãi nuôi, diện tích mặt nước nuôi Tu Hài.
 


Điều kiện                 
Yêu cầu
1. Nguồn nước Trên các Chương, Bãi, vụng, vịnh, diện tích mặt nước không bị ô nhiễm bởi các ngành sản xuất, và chất thải khu dân cư và không bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước ngọt chảy vào.
2. Độ mặn 28 - 30 0/00
3. Độ pH nước 7,5- 8,5
4. Chất đáy Cát thô có pha xác san hô hoặc pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể
5. Độ pH đất 6,5 - 7,5
6. Độ trong 1m trở lên.
8. Nhiệt độ 18 - 28 0C (nhiệt độ không khí từ 10 đến 350c)
9. Dòng chảy 0,2 - 0,5m/s
10. Độ sâu Bãi nuôi: Tại 0 hải đồ + 50cm
Mặt nước có độ sâu > 5m
11. Ôxy > 4mg/l


Chú ý: Nếu vùng nuôi không đáp ứng đủ cá yêu cầu trình bày ở trên thì không nên đưa Tu Hài vào nuôi tránh có những tổn thất không đáng có.

2. Mùa vụ và thời gian nuôi.
2.1. Mùa vụ nuôi:

Thông thường như một số tài liệu và qua tổng kết một số mô hình thì một vụ nuôi nên ở vào khoảng 15-18 tháng từ khi thả giống ra ương đến khi thu hoạch, do vậy đối với loài Tu Hài có thể nuôi quanh năm mà ít bị ảnh hưởng tới yếu tố thời tiết trong năm tuy nhiên mỗi mùa có tốc độ phát triển khác nhau nhưng khi đến mùa vụ sinh sản thì chúng gầy đi và trọng lượng cá thể không phát triển thậm chí còn hao hụt về trọng lượng (mùa vụ sinh sản tập trung vào tháng 7 đến tháng 9 và tháng 12 đến tháng 2 năm sau).

2.2. Thời gian nuôi:
- Tuỳ theo nhu cầu của thị trường nhưng cá thể Tu Hài nuôi thường đạt đến cỡ thương phẩm là 50g/ cá thể trở lên là có thể cho thu hoạch. Thời gian tối thiểu để Tu Hài đạt đến 50g/cá thể là 15 tháng tính từ khi thả giống (cỡ giống từ 0,5 -0,7 cm)

2.3. Thời gian thả giống:
- Tu Hài sinh sản ngoài tự nhiên chia làm 2 đợt trong năm và cũng căn cứ vào mùa vụ sinh sản thì các trại sản xuất giống cũng tiến hành sản xuất giống
+ Đợt 1: Từ tháng 12 đến tháng 5.
+ Đợt 2: Từ tháng 7 đến tháng 9.(có thể sản xuất giống Tu Hài nhân tạo quanh năm)
Căn cứ vào mùa sinh sản để ta mua giống về thả nuôi, nhưng do điều kiện tự nhiên vào tháng 7 và tháng 9 hàng năm vào mùa mưa do vậy không nên thả giống vào thời gian này để tránh rủi do.

3. Yêu cầu kỹ thuật đối với bãi nuôi và diện tích mặt nước nuôi.
3.1. Đối với bãi nuôi.
a - Vị trí: 

Vị trí bãi nuôi yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:
Kín sóng gió, nước chảy lưu thông, thường là các bãi cát ven các đảo, có môi trường ổn định quanh năm, chất đáy là cát mịn, thô pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể và xác san hô, nếu là bãi đã có Tu Hài tự nhiên phân bố thì đây là bãi có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất. Diện tích nuôi cho một hộ gia đình có thể là một diện tích nhỏ từ 500m2 - 1ha. Mặt bãi được san phẳng có độ nghiêng 1 – 20
Đối với bãi nuôi khi có điều kiện bất lợi ta không thể di chuyển bãi hoặc thu gom Tu Hài đi nuôi ở nơi khác được mà giữ nguyên bãi như vây thì Tu Hài sẽ chết hết do vậy phải lựa chọn bãi không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ nguồn nước ngọt nào làm cho độ mặn của bãi nuôi vào mùa mưa giảm xuống dưới 25 0/00.

b - Diện tích: 
- Diện tích phù hợp: 500m2 - 1ha.

3.2. Đối với diện tích mặt nước nuôi.
a - Vị trí: 

- Độ sâu: Từ 5 mét nước trở lên, đặt bè nuôi hoặc làm giàn treo các lồng nuôi.
- Trên các eo, vụng, vịnh, kín sóng gió có nước lưu thông, dòng chảy 0,2 - 0,5 m/s.

b - Diện tích: 
- Diện tích phù hợp: 1ha trở lên.

II - THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, NHÂN LỰC ĐỂ NUÔI TU HÀI.

1- Nhân lực và dụng cụ.
- Nhân lực cần thiết cho 5000m2 nuôi Tu Hài là 2 người.
- Thiết bị dụng cụ cần dùng cho nuôi Tu Hài: Thuổng, Xà Beng đào Tu Hài, lưới chắn bảo vệ, lồng nhựa hợp kích cỡ, bè nuôi hoặc giàn nổi để

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Tu hài

Đặc điểm sinh học Tu hài - Lutraria philippinarum
  1. Kỹ thuật nuôi Tu Hài bằng lồng treo
  2. Kỹ thuật nuôi Tu Hài trên bãi đáy