TIN THỦY SẢN

Doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu để giải bài toán đầu ra cho nông sản

Vai trò của doanh nghiệp trong việc kết nối, đưa các sản phẩm nông sản đến được nhiều thị trường là điều cần được coi trọng. Nguyễn Quỳnh

Các sản phẩm nông nghiệp phải giải được bài toán đầu ra khi đa dạng hóa thị trường với vai trò của doanh nghiệp làm đầu tàu.

Trong bối cảnh xung đột thương mại ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu, một số thị trường (nhất là Trung Quốc) áp dụng chặt các quy định về nhập khẩu nông thủy sản từ Việt Nam, các mặt hàng nông sản giảm giá từ 10 - 15%... nhưng kim ngạch xuất khẩu ngành nông lâm thủy sản năm 2019 vẫn có hơn 10 sản phẩm đạt trên con số 1 tỷ USD.

Đầu tàu trong tiêu thụ nông sản

Mặc dù vậy, khi sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát đã tạo ra rào cản khiến xuất khẩu nông sản khó có thể đảm bảo tính bền vững, nhất là khi công nghiệp chế biến chưa phát triển đồng đều, tổn thất sau thu hoạch vẫn còn cao. Chính vì thế, xác định vai trò của doanh nghiệp (doanh nghiệp) trong việc kết nối, đưa các sản phẩm nông sản đến được nhiều thị trường là điều cần phải được hết sức coi trọng.

Ông Nguyễn Xuân Vững, Phó Chủ tịch Hội NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh nhận xét, sự tham gia của doanh nghiệp vào nông nghiệp, kinh tế trang trại đã và đang góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nhiều lao động nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Ông Vững nêu thực tế tại tỉnh Bắc Ninh, các khu vực sản xuất nông nghiệp đã dần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ, liên kết hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong lĩnh vực chăn nuôi, các trang trại liên kết với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao như công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể Bioga...

“Kinh tế trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp đã làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế của một bộ phân nông dân, giúp họ chủ động và sử dụng hiệu quả hơn tiềm năng đất đai, các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, nhờ vai trò của doanh nghiệp, nhiều sản phẩm nông sản của bà con nông dân đã đặt chân được đến các thị trường lớn trên thế giới”, ông Vững cho biết.

Theo ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam, trong lĩnh vực nông nghiệp không thể thiếu nông dân, một ngành nông nghiệp hiện đại lại càng không thể thiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển ngành nông nghiệp bền vững nhất định phải tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với HTX và với người nông dân... “Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt phải bước vào cuộc chơi toàn cầu, chấp nhận cuộc cạnh tranh khốc liệt, khốc liệt đến từng ngõ ngách. Do đó, để có thể hội nhập một cách tự tin, phát triển bền vững, ngành nông sản cần phải giải được bài toán đầu ra, và ở đây doanh nghiệp chính là đầu tàu”, ông Hùng nhấn mạnh.

PTNT Việt Nam, trong lĩnh vực nông nghiệp không thể thiếu nông dân, một ngành nông nghiệp hiện đại lại càng không thể thiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển ngành nông nghiệp bền vững nhất định phải tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với HTX và với người nông dân...

“Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt phải bước vào cuộc chơi toàn cầu, chấp nhận cuộc cạnh tranh khốc liệt, khốc liệt đến từng ngõ ngách. Do đó, để có thể hội nhập một cách tự tin, phát triển bền vững, ngành nông sản cần phải giải được bài toán đầu ra, và ở đây doanh nghiệp chính là đầu tàu”, ông Hùng nhấn mạnh.

Tính đến kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp

Có thể thấy, chỉ khi có sự tham gia của doanh nghiệp, sự đồng hành của doanh nghiệp, ngành nông nghiệp mới có thể giải quyết được tình trạng phát triển manh mún, tự phát thời gian qua. Khi có sự vào cuộc của doanh nghiệp trong việc đưa công nghệ cao vào sản xuất, các sản phẩm nông nghiệp mới có thể nâng giá trị, nâng sức cạnh tranh.

Nhưng nông nghiệp là ngành ẩn chứa nhiều rủi ro, doanh nghiệp đầu tư lớn nhưng phải đợi một thời gian rất dài mới thu về lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn lớn nhất là tiếp cận đất đai và tiếp cận nguồn vốn…đó là một trong những lý do khiến sự tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp đến nay vẫn còn khiêm tốn. Chính vì thế, rất cần sự vào cuộc của nhà quản lý trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản khiến doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp.

Ông Hà Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty T&T 159 Hòa Bình nhận thấy, thời gian qua, sản xuất nông nghiệp mới chú trọng đến năng xuất, sản lượng theo tư duy tuyến tính, chưa quan tâm đúng mức đến phát tiển bền vững, thân thiện môi trường.

Lượng dư thừa của quá trình sản xuất, phân bón hữu cơ để bồi dưỡng, tăng kết cấu đất, bảo vệ đa dạng sinh học... chưa được quan tâm khiến hệ quả là gây lãng phí các phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, thậm chí đốt bỏ rơm rạ gây ô nhiễm môi trường.

Trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, an ninh lương thực thực phẩm và phát triển bền vững trở thành vấn đề của toàn nhân loại, thì kinh tế tuần hoàn bao gồm kinh tế nông nghiệp tuần hoàn đã trở thành một chủ đề được nhiều quốc gia quan tâm và thảo luận trên diện rộng.

Bằng kinh nghiệm của doanh nghiệp, ông Thắng cho rằng để tăng tính kết nối, tạo ra thị trường hàng hóa nông sản bền vững, mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp với chu trình sản xuất khép kín, thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với những ứng dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh, sẽ tăng hàm lượng giá trị gia tăng của hàng hóa nông sản.

“Kinh tế tuần hoàn tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát và nhất là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây chính là điểm khác biệt lớn với nền kinh tế truyền thống. Mô hình kinh tế tuần hoàn đặc biệt quan trọng và thật sự cần thiết đối với lĩnh vực nông nghiệp trong xu thế hiện nay”, ông Thắng đề xuất.

Nguyễn Quỳnh VOV