Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm
Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.
Chaetomorpha linum là một loài gồm các sợi nhỏ giống như sợi lông, đơn hàng, không phân nhánh, nên còn gọi là tảo spaghetti. Các tế bào dài gấp 1 - 2 lần chiều rộng, chiều rộng tối đa 585μm. Các tế bào hình trụ hoặc hình thùng. Cả dạng không gắn (C. linum) và dạng gắn (C. aerea) đều tồn tại. Các cây không gắn tạo thành các khối sợi xoắn sợi gắn mọc thành chùm từ một gốc xác định. Tảo spaghetti được coi là một nguồn dinh dưỡng vì nó có hàm lượng protein lên đến 17%, và chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học tăng cường sức khỏe. Loài này sinh trưởng quanh năm và có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường.
Nó phát triển quanh năm ở Philippines và có thể chịu được nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Nó cũng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa từ nước thải nuôi trồng thủy sản, do đó giúp giảm ô nhiễm trong khi theo các nhà nghiên cứu, sức hấp dẫn lớn nhất là thực tế là nó rẻ hơn các thành phần như bột cá và protein đậu nành cô đặc.
Trong nghiên cứu do SEAFDEC/AQD tài trợ, tảo đã được đưa vào thức ăn, thay thế một phần bột đậu nành và bột cá. Cụ thể, thức ăn thủy sản, chứa từ 0% đến 18% tảo spaghetti đã qua chế biến, được thử nghiệm trong 90 ngày trên tôm sú con. Kết quả cho thấy tôm sống và tăng trưởng bình thường với hàm lượng 12% tảo spaghetti trong chế độ ăn.
Ngoài ra, họ tiếp tục cải thiện chất lượng của tảo spaghetti bằng cách sử dụng vi khuẩn axit lactic, nấm men và nấm để lên men trước khi đưa vào thức ăn. Quá trình lên men có thể cải thiện chất lượng dinh dưỡng của các nguồn protein thay thế. Các nhà nghiên cứu đang cải thiện chất lượng của tảo spaghetti bằng cách sử dụng vi khuẩn axit lactic, nấm men trước khi đưa nó vào thức ăn. Quá trình lên men giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng của các nguồn protein thay thế. Một khi quy trình lên men được tối ưu hóa, tảo spaghetti lên men có thể được sản xuất với số lượng lớn. Tảo spaghetti cũng sẽ được thử nghiệm như một nguồn thức ăn tiềm năng cho cá rô phi và tôm.
Chaetomorpha linum có 61,5% là polysaccharid trong đó 40% cellulose và 21,5% polyme khác; các polysaccharid này đã được đường hóa bằng enzyme cellulast 1,5L tạo ra dịch đường 49 g/l và lên men tạo ra 18,1 g/l ethanol. Do đó, Chaetomorpha linum, cũng được chọn là đối tượng nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất ethanol, đây là loài rong được nhiều tác giả quan tâm, vì loài này có sinh khối lớn, thành phần polysaccharid cao và khi đường hóa sẽ tạo ra môi trường giàu glucan thích hợp cho lên men ethanol.
Trước tình hình nhu cầu năng lượng thế giới tiếp tục tăng và nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt, sinh khối thực vật biển đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn như là một nguồn sinh khối hấp dẫn cho các nghiên cứu sản xuất nhiên liệu và hóa chất. Nguyên liệu từ sinh khối thực vật biển có nhiều lợi thế hơn sinh khối thực vật trên mặt đất.
Những đột phá gần đây trong việc chuyển đổi các dạng đường từ sinh khối rong biển thành nhiên liệu sinh học (ethanol sinh học) thông qua kỹ thuật chuyển hóa đã chứng minh tiềm năng sinh khối rong biển như một hứa hẹn. Đã có những nghiên cứu phương pháp canh tác, thu hoạch rong biển và các phương pháp xử lý, đường hóa và lên men bởi vi sinh vật từ rong biển để tạo ra nhiên liệu sinh học.
Một nghi nhận cho thấy thủy phân rong C. linum tạo ra dịch đường 50,3 g/l và tiến hành lên men với nấm men Red ethanol trong điều kiện pH 4,5; nhiệt độ 27oC; số vòng khoáy 50 rpm và mật độ tế bào nấm men là 109/l với thời gian lên men 108 giờ. Kết quả lên men dịch thủy phân rong lục C. linum đã tạo ra 14,4 g/l ethanol.
Trong một đánh giá thì rong xanh trong ao quảng canh cải tiến ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau có loài C. linum xuất hiện ở độ mặn 3-56‰, tần suất bắt gặp là 48,4%, bên cạnh một số loài khác. Trên những cơ sở đó C. linum rất phù hợp để trồng lấy sinh khối bên canh lợi ích hỗ trợ xử lý môi trường nước.