TIN THỦY SẢN

Nắm bắt xu hướng thị trường thủy sản trong đại dịch COVID-19

Nắm bắt diễn biến xu hướng thị trường thủy sản để có kế hoạch sản xuất phù hợp. Cindy

Tóm tắt xu hướng phát triển của thị trường thủy sản cũng như cách người tiêu dùng thay đổi thói quen lựa chọn thực phẩm do tác động của COVID-19.

Đại dịch COVID-19 hiện đang gây ra  khủng hoảng nghiêm trọng cho ngành thương mại thủy sản toàn cầu. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ của đại bộ phận người tiêu dùng cùng quy mô vận chuyển hàng hóa không ngừng gây ra biến động cho một số thị trường thủy sản. Hơn nữa, sự phân loại hàng hóa ngày càng rõ rệt đã đặt ra cho ngành thủy sản không ít thách thức trong thời kỳ dịch bệnh lây lan.

Xu hướng của thị trường thủy sản thế giới trong dịch COVID-19

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản giảm là do các nhà hàng đóng cửa ngừng kinh doanh

Mặc dù doanh số bán hàng ở châu Âu vẫn tăng lên, nhưng nhu cầu tiêu thụ cá và các mặt hàng thủy sản lại được báo cáo rằng đang có xu hướng đi ngược lại. Trong lúc này, nếu  nhu cầu tiêu thụ giảm đi sẽ gây nên ảnh hưởng tới những mặt hàng thiết yếu được bán tại các nhà hàng như cua hoàng đế, cá tuyết và tôm hùm, tôm thẻ... Hơn thế, biến động do dịch bệnh ở Châu Âu khiến suy nghĩ của người tiêu dùng thủy sản có phần suy giảm mạnh, theo Paul Aandahl, một nhà phân tích cao cấp tại Hội đồng Hải sản NaUy cho biết.

Xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ tăng nhưng chi phí hậu cần cũng tăng theo

Trong những tuần cuối của tháng 3, xuất khẩu cá hồi tươi sang Châu Âu đã tăng lên  24% và đạt tới khối lượng xuất ra 18.067 tấn. Cùng lúc đó, tổng lượng mặt hàng cá hồi tươi xuất khẩu cũng tăng lên 42% ở Ba Lan, 93% ở Đan Mạch và 141% ở Litva.

Tuy nhiên, doanh số bán cá hồi vẫn chịu ảnh hưởng từ diễn biến xấu của dịch bệnh. Chi phí dành cho lực lượng hậu cần cùng lúc tăng theo do thay đổi quy mô tiêu thụ và xu hướng biến động của giá không thể nhận định chính xác.

Trong cùng thời điểm đó, xuất khẩu cá hồi tươi nguyên con của Na Uy sang Mỹ đã giảm xuống 4% và chỉ đạt 379 tấn thấp hơn thời điểm này vào năm ngoái. Nhưng bù lại thì sản lượng xuất khẩu cá hồi phi lê lại có dấu hiệu tăng lên 4% đạt 426 tấn . Đối với tổng lượng cá hồi tươi được xuất khẩu sang Mỹ theo báo cáo đã tăng lên 122% và đạt khối lượng 178 tấn.

Người tiêu dùng ưa chuộng cá đông lạnh hơn cá tươi

Nhu cầu tiêu thụ giảm dẫn đến giá có thể xuống sâu tới mức thấp nhất. Phần lớn thị trường tiêu thụ cá tươi sống đã giảm mạnh do một số nước ở châu Âu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh và đặt ra các quy định kiểm soát nghiêm ngặt. Trong khi đó, sản phẩm đông lạnh có vẻ phù hợp hơn cho việc lưu trữ sử dụng trong khoảng thời gian dài.


Nhiều thị trường thủy sản hiện đang báo cáo về việc xuất khẩu cá đông lạnh thay vì cá tươi, các sản phẩm thủy sản khác như cá đóng hộp, cá khô cũng đang dần chiếm lợi thế do chúng được bảo quản trong thời gian dài hơn mà không cần mất công làm lạnh.

Các đơn đặt hàng từ Trung Quốc đang dần tăng trở lại 

Ngành  xuất khẩu cá hồi tươi nguyên con sang Trung Quốc tăng từ 149 tấn đến 217 tấn trong 2 tuần cuối tháng 3. Nhưng xuất khẩu cá hồi vẫn giảm 51% vào tuần đầu trong tháng 3 và giảm 37% vào cuối tháng. Tuy nhiên, các đơn đặt hàng ở Trung Quốc đang dần nhận lại tín hiệu tích cực.

Góc nhìn trong nước

COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành thủy sản, khiến doanh thu giảm ở nhiều thị trường. Tính cho đến nay, nhiều sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã bị mất giá mạnh do cá tra, tôm thẻ, tôm hùm, cá hồi, cá mú,... Theo đề án phát triển song song với đẩy lùi dịch bệnh, chúng ta không ngừng đẩy mạnh tăng năng suất nông thủy sản vừa đảm bảo nhu cầu trong nước vừa có thể đảm bảo nguồn xuất khẩu không bị gián đoạn.

Chính phủ đã yêu cầu các bộ, các ban ngành lập tức đưa ra kế hoạch cụ thể biến nguy thành cơ không để đại dịch làm trì trệ các kế hoạch đã đề ra trước đó. Bên cạnh việc ưu tiên đẩy lùi dịch bệnh thì nỗ lực giảm bớt tổn thất cho các ngành kinh tế, trong đó có ngành thủy sản vẫn luôn được nhà nước quan tâm sát sao và hỗ trợ nhiều nhất có thể.

Cindy