TIN THỦY SẢN

Những loại thảo mộc kháng nấm hiệu quả trong thủy sản

Nấm Saprolegnia là nấm phổ biến gây thiệt hại nghiệm trọng cho cá nuôi. Ảnh: internet TRỊ THỦY Lược dịch

Ba cây thuốc cổ truyền: Vân mộc hương (A. lappa), Giầm sàn (C. monnieri) và Hậu phác (M. officinalis) có tiềm năng trong việc phát triển một liệu pháp mới để kiểm soát bệnh nấm Saprolegniasis trong nuôi trồng thủy sản.

Saprolegniasis là một bệnh nấm thông thường rất phổ biến trong nuôi trồng thuỷ sản và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cá nuôi.

Để tìm ra các tác nhân tự nhiên để kiểm soát và điều trị chứng saprolegniasis, các nhà khoa học Trung Quốc đã thí nghiệm với chiết xuất methanol của 40 cây thuốc Trung Quốc truyền thống. Saprolegnia sp. chủng JL và Achlya klebsiana là hai đối tượng nấm được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng nấm của thảo mộc.

Kết quả

Cây Giần sàng (Cnidium monnieri), cây Hậu phác (Magnolia officinalis) và cây Vân mộc hương (Aucklandia lappa) ở nồng độ 62,5 mg/ml đã cho thấy hoạt tính kháng nấm SaprolegniaAchlya klebsiana. Do đó 3 loại thảo mộc này đã được lựa chọn để đánh giá thêm.

Chiết xuất từ 3 loài cây trên với bốn dung môi (ete dầu (PE), ethyl acetate, methanol và nước) và các chiết xuất được đánh giá bằng phương pháp vi sinh học in vitro. Trong số các chiết xuất được thử nghiệm, các chiết xuất PE của ba cây này có hiệu quả cao nhất. Chiết xuất PE của Vân mộc hương (A. lappa) có hoạt tính chống Saprolegnia và chống Achlya tốt nhất (nồng độ 50% có hiệu quả = 11,3 và 26,1 mg / L tương ứng), sau đó là Giần sàng (C. monnieri) và Hậu phác (M. officinalis).

Hơn nữa, nồng độ nấm diệt nấm tối thiểu của chất chiết xuất PE từ ba loại thảo mộc lần lượt được xác định là 25, 12.5 và 25 mg/L đối với bào tử Saprolegnia và 25, 25 và 12.5 mg/L tương ứng ứng với bào tử Achlya klebsiana.

Kết luận

Những phát hiện này chứng minh rằng ba cây thuốc cổ truyền Trung Quốc: Vân mộc hương (A. lappa), Cây giầm sàn (C. monnieri) và Hậu phác (M. officinalis) có tiềm năng sử dụng trong việc phát triển một liệu pháp mới để kiểm soát saprolegniasis trong nuôi trồng thủy sản.

Theo: Hu Xue-Gang, Liu Lei, Chi Cheng, Hu Kun, Yang Xian-Le & Wang Gao-Xue

TRỊ THỦY Lược dịch