TIN THỦY SẢN

Thị trường bạch tuộc Châu Âu năm 2015

Ngọc Thủy

Bạch tuộc được tiêu thụ chủ yếu ở các nước Nam Âu như Ý và Tây Ban Nha. Châu Âu NK bạch tuộc chủ yếu từ các nước Bắc Phi và Mexico.

Nhập khẩu

Hầu hết bạch tuộc NK vào Châu Âu là mặt hàng đông lạnh. Bạch tuộc sống, tươi hoặc ướp lạnh, hun khói và nấu chín, khô hoặc ướp muối và chế biến NK vào Châu Âu với khối lượng rất ít. Năm 2014, tổng giá trị NK bạch tuộc đông lạnh của Châu Âu đạt 615 triệu euro, trong khi đó, tổng giá trị NK bạch tuộc sống, tươi hoặc ướp lạnh đạt 43 triệu euro, và giá trị NK bạch tuộc chế biến của Châu Âu chỉ đạt 15 triệu euro. Bạch tuộc khô, ướp muối, hun khói và nấu chín chỉ chiếm khoảng 1% tổng NK bạch tuộc của Châu ÂU. Các sản phẩm bạch tuộc giá trị gia tăng là do các công ty tại Châu Âu chế biến.

Giá trung bình NK của Châu Âu dao động từ 3,7 - 6 euro/kg. Sự chênh lệch giá lớn như vậy là do phụ thuộc vào cán cân cung cầu cũng như các yếu tố khác như tỷ giá, ví dụ như đồng Yên Nhật và đồng Đôla Mỹ so với đồng euro. Các thị trường NK bạch tuộc hàng đầu thế giới là Hàn Quốc và Nhật Bản (chiếm 40% thị trường thế giới), Ý và Tây Ban Nha (chiếm 30%) và Mỹ và Bồ Đào Nha (chiếm khoảng 5% thị trường thế giới).

Các nhà cung cấp bạch tuộc hàng đầu gồm Trung Quốc, Ma-rốc, Việt Nam, Mauritania, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Indonesia. Mất cân đối cung - cầu có thể dẫn đến giá bạch tuộc đạt mức thấp và mức đỉnh tạm thời. Tại Châu Âu, năm 2011 giá cao và giá trung bình NK là 5,89 euro/kg; năm 2013 giá thấp và giá trung bình NK là 3,74 euro/kg. Giá ở Châu Âu phụ thuộc chủ yếu vào tình hình thị trường tại Tây Ban Nha và Ý và nguồn cung tại Ma-rốc (nhưng điều này phải được xem xét trong bối cảnh cân bằng  cung - cầu quốc tế), Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý.

Ma-rốc là nhà cung cấp chính bạch tuộc đông lạnh cho thị trường Châu Âu. Năm 2014, Ma-rốc XK bạch tuộc sang Châu Âu đạt khối lượng 31.000 tấn, thấp hơn so với 41.000 tấn của năm 2013. Do vậy, giá NK bạch tuộc trong năm 2014 đạt 6,50 euro/kg, tăng khoảng 50% so với 4,33 euro/kg của năm 2013. Trong giai đoạn 2010-2014, giá trung bình NK bạch tuộc đông lạnh của Ma-rốc dao động 4,30 - 8,90 euro/kg.

Ý và Tây Ban Nha là nhà NK chính bạch tuộc đông lạnh. Ý NK 47.000 tấn trong năm 2014, tăng 9% so với năm 2013, trong khi Tây Ban Nha NK 44.000 tấn, tăng 6% so với năm 2013. Bên cạnh đó, Bồ Đào Nha NK 14.000 tấn trong năm 2014, các nước khác trong khối EU chỉ NK với khối lượng nhỏ (dưới 6.000 tấn). Số liệu NK từ các nước này cho thấy, bạch tuộc được ưa chuộng nhiều ở Nam Âu.

Xuất khẩu

Tổng kim ngạch XK bạch tuộc đông lạnh của EU trong năm 2014 đạt 46.000 tấn, trị giá 267 triệu euro. Thương mại trong nội khối EU chiếm trên 85% tổng kim ngạch. XK của Châu Âu chủ yếu là tái XK - bạch tuộc đông lạnh được NK từ các nước ngoài EU - sang các nước trong khối này. XK sang Mỹ chiếm khoảng 8-9% tổng kim ngạch.

Tái XK bạch tuộc trong khu vực Châu Âu chủ yếu là giữa các nhà NK chính bạch tuộc: Italy và Tây Ban Nha. Trong năm 2014, Tây Ban Nha XK 8.600 tấn bạch tuộc đông lạnh sang Ý và 6.900 tấn sang Bồ Đào Nha. Ngược lại, Bồ Đào Nha cũng XK 12.600 tấn sang Tây Ban Nha.

Khai thác

Năm 2014 là năm có sản lượng khai thác bạch tuộc trên thế giới đạt cao nhất kể từ năm 2009. Các nước chính khai thác bạch tuộc XK sang thị trường Châu Âu là Morocco, Mauretania, và Mexico. Trong khu vực Châu Âu, các nước khai thác chính bạch tuộc là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý. Trong năm 2012, sản lượng khai thác bạch tuộc tại các nước này tương ứng là 9.300 tấn, 3.500 tấn và 3.300 tấn.

Nguồn cung giảm nhẹ trong năm 2015, do đó giá dự kiến ​​sẽ tăng vừa phải.

Tiêu thụ

Các sản phẩm bạch tuộc được tiêu thụ chủ yếu ở miền nam Châu Âu. Lý do chính là người tiêu dùng ở các nước này đã quen thuộc với sản phẩm này. Tại Tây Ban Nha, bạch tuộc, mực ống, và mực nang được tiêu thụ bình quân 1,5kg/người trong năm 2011.

Các nước còn lại trong khối EU, tiêu thụ thấp hơn nhiều. Tại Bắc Âu, bạch tuộc được bán chủ yếu tại những nơi cố định như các nhà hàng Asian hoặc Địa Trung Hải. Tuy nhiên, giới trẻ ngày càng quan tâm tới các sản phẩm bạch tuộc trong các nhà hàng. Đây có thể là cơ hội để bán một khối lượng nhỏ bạch tuộc sang các nước ở Bắc Âu.

Nhìn chung, tiêu thụ bạch tuộc ở Châu Âu tương đối ổn định.

Chứng nhận bền vững

Hiện nay, có nhiều lo ngại về mức độ bền vững trong khai thác bạch tuộc tại Bắc Phi. Khai thác bạch tuộc có thể đang bị lạm thác. Chứng nhận bền vững có thể là một phương tiện để cải thiện hoạt động khai thác bạch tuộc, khiến cho khai thác bạch tuộc trở nên bền vững hơn, và cải thiện hình ảnh của nghề khai thác này. Hiện, không có chứng nhận  MSC hoặc FOS cho khai thác bạch tuộc. Nếu bạn có thể trở thành một trong những nhà XK bạch tuộc đầu tiên đạt được chứng nhận này, thì bạn sẽ có cơ hội bán sản phẩm bạch tuộc cho nhiều khách hàng mới hoặc thâm nhập vào các phân khúc thị trường khác
Tại một số nước như Tây Ban Nha và Chile, hiện nay có những sáng kiến phát triển nuôi bạch tuộc. Nếu nuôi bạch tuộc có khả thi về mặt kinh tế trong dài hạn, thì sẽ có ảnh hưởng đáng kể trên thị trường bạch tuộc toàn cầu.

Sự biến động của thị trường bạch tuộc

Do nguồn cung bạch tuộc phụ thuộc chủ yếu vào vụ khai thác theo mùa ở miền bắc Châu Phi và Mexico, nên sự biến động về sản lượng khai thác hoặc hạn ngạch sẽ có tác động trực tiếp đến các thị trường quan trọng nhất. Đối với một nhà XK bạch tuộc thì thông tin mới nhất về thị trường là rất quan trọng, từ đó bạn có thể có được giá tốt nhất cho sản phẩm bạch tuộc XK.

Cơ hội cho sản phẩm bạch tuộc giá trị gia tăng

Hầu hết bạch tuộc NK là sản phẩm đông lạnh, sau đó sẽ được các công ty tại EU chế biến gia tăng giá trị. Trong nhiều siêu thị tại Châu Âu, bạch tuộc được bán là hàng giá trị gia tăng. Điều này là phù hợp với nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm chế biến sẵn và tiện lợi. Đây là cơ hội cho các nhà XK bạch tuộc chú ý hơn tới sản phẩm giá trị gia tăng và làm tăng doanh số bán hàng tại Châu Âu.

Bạch tuộc NK vào Châu Âu chủ yếu là đông lạnh. Hầu hết các hoạt động chế biến gia tăng giá trị khác và chế biến thứ cấp là do các công ty chế biến thủy sản ở châu Âu thực hiện. Các nhà bán lẻ lớn nhất và các công ty dịch vụ thực phẩm bán bạch tuộc không có nguồn gốc, nhưng lại sử dụng một vài công ty NK và công ty bán buôn lớn như là nhà cung cấp ưa thích của họ.

Tập đoàn bán lẻ ở Châu Âu thường có công thức khác nhau, khác nhau từ các siêu thị cao cấp đến các cửa hàng giảm giá. Trong hầu hết các trường hợp, mỗi công thức đều có hệ thống thu mua và hệ thống phân phối riêng của mình

Giá tiêu dùng cho các sản phẩm bạch tuộc trong năm 2012-2014

Sản phẩm

Giá (euro/kg)

Nước

Bạch tuộc đông lạnh

6,09

Đức

Bạch tuộc nấu chín

14,20

Tây Ban Nha

Tua bạch tuộc nấu chín

19,80

Tây Ban Nha

Bạch tuộc cắt khúc đông lạnh

18,48

Italy

Bạch tuộc cắt khúc ngâm dầu ôliu

26,22

Tây Ban Nha

Bạch tuộc cắt lát mỏng (carpaccio)

32,90

Italy

Bạch tuộc cắt khúc ngâm nước xốt tỏi

30,61

Đan Mạch

 

Ngọc Thủy Vasep, 22/03/2016