TIN THỦY SẢN

Tình hình xuất khẩu tôm thẻ nửa đầu năm 2021 khả quan

Xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 1,3 tỷ USD. Thảo Ngọc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong nửa đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 1,3 tỷ USD, mặc cho sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, có thể nói đây là nỗ lực to lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam.

So sánh giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6/2021 với cùng kỳ năm 2020 cho thấy, tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng từ 1,5 lên 1,8 tỷ USD. Trong khi giá trị xuất khẩu của tôm sú và tôm đánh bắt từ tự nhiên giảm thì ở tôm chân trắng, theo số liệu thống kê, giá trị xuất khẩu của tôm thẻ chân trắng tăng từ 1,1 lên 1,3 tỷ USD dựa vào mặt hàng chủ lực là tôm chân trắng chế biến (thuộc mã HS16) và tôm chân trắng sống/ chế biến/ đông lạnh (thuộc mã HS03), cả hai đều tăng khoảng 20%. Thị phần xuất khẩu tôm thẻ chân trắng trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 70% lên 75%. Tuy nhiên, mặc dù xuất khẩu tôm sú giảm nhưng với giá trị 266 triệu USD, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu tôm sú lớn nhất thế giới.  


Biểu đồ 1: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam trên mỗi loài (mỗi mã HS) từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020 và tháng 1-6 năm 2021. Ảnh VASEP.

Mỹ trở thành thị trường lớn nhất nhập khẩu tôm thẻ chân trắng

Mỗi sản phẩm trong danh mục xuất khẩu của Việt Nam đều có thị trường riêng, những thị trường lớn nhập khẩu tôm của Việt Nam phải kể đến như Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật Bản. 

Trong biểu đồ 2 cho thấy, tôm thẻ chân trắng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ (theo dữ liệu nhập khẩu của NOAA tại Mỹ) chủ yếu tiêu thụ tôm chân trắng chế biến (tôm thịt, tôm tẩm bột,…). Thị trường này cũng dần ưa chuộng đối với tôm sú đông lạnh với lượng nhập khẩu tăng từ 17 triệu usd năm 2020 lên 34 triệu usd ở năm 2021.

Một điều thú vị khi nhìn vào xuất khẩu tôm sú đông lạnh, mặc dù giảm 5% so với cùng kỳ nhưng Trung Quốc lại là thị trường lớn nhất về mặt hàng này. Trên thực tế, Trung Quốc thậm chỉ có thể đã nhập khẩu nhiều hơn con số được ghi nhận do một lượng đáng kể tôm được vận chuyển theo đường tiểu ngạch trên đất liền. 


Biểu đồ 2: So sánh thị phần của các thị trường nhập khẩu lớn nhất trên mỗi loài/mã HS.

Có sự đối lập rõ rệt về xu hướng tiêu thụ giữa 2 thị trường đó là Trung Quốc và Mỹ. Các mặt hàng tôm thẻ đã qua chế biến được yêu thích ở thị trường Mỹ. Trong khi nguyên liệu đông lạnh (cả tôm thẻ và tôm sú) lại là sản phẩm được thị trường Trung Quốc chào đón.
Điều đáng ngạc nhiên là EU lại không phải là thị trường xuất khẩu tôm thẻ chân trắng tiềm năng. Do Hiệp định Thương mại Tự do EU Việt Nam và những rắc rối của các nhà xuất khẩu Ấn Độ tại EU. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua sự gia tăng xuất khẩu từ Nam và Trung Mỹ sang EU. 
Thị trường Châu Á thường có sở thích với tôm sú, ấy vậy mà số liệu thống kê gần đây cho thấy Hàn Quốc hiện không nhập khẩu nhiều tôm sú mà thay vào đó, gần như chỉ nhập khẩu thô tôm thẻ đông lạnh hoặc sản phẩm giá trị gia tăng từ loài tôm này. (Biểu đồ 3)

Biểu đồ 3: So sánh các sản phẩm thủy sản giữa các thị trường nhập khẩu chính.

Công ty Minh Phú chiếm ưu thế trong xuất khẩu tôm của Việt Nam

Cho đến nay, Minh Phú là nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tổng xuất khẩu tôm thẻ chân trắng và tôm sú của Minh Phú đạt 280 triệu USD, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Stapimex đứng thứ 2 với giá trị xuất khẩu khoảng 150 triệu USD, chiếm 13%. Theo sau là Fimex, Vina Cleanfood và Thuận Phước với khoảng cách lớn, tất cả đều có giá trị xuất khẩu trên 50 triệu USD

Biểu đồ 4: Top 10 nhà xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam theo giá trị trong tháng 1-6/2020 và tháng 1-6/2021.

Biểu đồ 5: Ước tính tỷ lệ trên mỗi loài trong tổng giá trị xuất khẩu của 10 nhà xuất khẩu hàng đầu Việt Nam.
Trong khi Minh Phú chiếm ưu thế với 17% thị phần trong tổng xuất khẩu tôm thẻ chân trắng, kế tiếp là Stapimex (tiếp theo với 13% thị phần) và 5 nhà xuất khẩu thẻ chân trắng khác (mỗi doanh nghiệp có từ 5%- 6% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Biểu đồ 6: 10 nhà xuất khẩu tôm thẻ chân trắng hàng đầu trong tháng 1-6 năm 2021 và ước tính thị phần của họ trong tổng số tôm thẻ chân trắng xuất khẩu
Trong xuất khẩu tôm sú, sự thống trị của Minh Phú chiếm gần 30% thị phần (Hình 7). Các nhà xuất khẩu có trụ sở tại Cà Mau như Case, Camimex và South Vina ở mức khoảng 5%-6% mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, về mặt hợp nhất, cả cho tôm thẻ chân trắng cũng như cho tôm sú, 10 nhà xuất khẩu hàng đầu của mỗi loài chiếm khoảng 65% tổng xuất khẩu của loài này. Nhìn vào tổng xuất khẩu tôm (Hình 5), 10 nhà xuất khẩu hàng đầu chỉ chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Biểu đồ 7: 10 nhà xuất khẩu tôm sú hàng đầu trong tháng 1-6 năm 2021 và ước tính thị phần của họ trong tổng xuất khẩu tôm thẻ chân trắng.

Thảo Ngọc