12.130 tỷ đồng cho nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu

Theo ngành thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã cho người nuôi và doanh nghiệp vay 12.128 tỷ đồng (lãi suất 13-13,5%/năm) để mở rộng diện tích nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu.

ao nuoi ca tra
Ao nuôi cá tra ở Thôt Nốt -Cần Thơ. Ảnh tepbac.com

Trong đó, Cần Thơ cho vay 5.688 tỷ đồng, kế đó là Đồng Tháp 4.154 tỷ đồng, An Giang 1.265 tỷ đồng, Vĩnh Long 1.021 tỷ đồng.

Số vốn kể trên đã góp phần mở rộng diện tích cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long từ 4.541 ha (tháng 5/2012) lên 4.876 ha (tháng 9/2012), nhiều nhất tại Đồng Tháp (1.537 ha), Cần Thơ (978 ha), An Giang (759 ha), Bến Tre (701ha).

Nông dân chăm sóc cá nuôi đúng kỹ thuật nên năng suất bình quân đạt 254 tấn/ ha. Trên 3.388 ha đã thu hoạch cho tổng sản lượng 860.268 tấn.

Nguồn nguyên liệu nói trên cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến và đã xuất khẩu được 464.000 tấn, nhiều hơn cùng kỳ năm 2011 là 6%, trị giá 1,3 tỷ USD.

Tuy nhiên hiện nay chi phí cho 1ha mặt nước nuôi cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long từ 7 - 8 tỷ đồng, thời gian nuôi mỗi vụ từ 7 – 8 tháng, dài hơn trước đây.

Người nuôi cần vay vốn dài hạn trong khi đó ngân hàng chỉ cho vay vốn ngắn hạn với hạn mức vài trăm triệu đồng/ha, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Các doanh nghiệp chế biến cũng gặp khó khăn trong kinh doanh do lãi suất vay ngân hàng cao. Hiện lãi suất đã hạ nhưng người có nhu cầu không dễ vay được vốn với lãi suất thấp.

Ngoài ra, việc giải ngân vốn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra còn gặp khó khăn do việc giãn nợ cũ, cơ cấu lại nợ cũ chỉ thực hiện được đối với những khoản nợ còn trong hạn.

Đối với những doanh nghiệp, hộ dân đã phát sinh nợ xấu thì không đủ điều kiện để vay vốn. Hiện doanh số cho vay mới (trong phạm vi gói hỗ trợ 9.000 tỷ đồng, lãi suất 11%/năm) còn hạn chế vì các trang trại nuôi cá không còn tài sản bảo đảm nên không đủ điều kiện vay mới.

Nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra cũng không đáp ứng được điều kiện vay mới vì đang còn nợ cũ hoặc không còn tài sản bảo đảm cho khoản vay mới.

Người nuôi và doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư, cộng với tình trạng giá bán cá nguyên liệu thường xuyên thấp hơn giá thành sản xuất nên việc mở rộng diện tích nuôi cá tra tại đồng bằng sông Cửu Long diễn ra chậm chạp.

Việt Nam plus
Đăng ngày 10/10/2012
Thế Đạ
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 13:44 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 13:44 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:44 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 13:44 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:44 16/04/2024