Áp dụng đạo luật Farm Bill: “Trơn trượt” đường xuất khẩu cá tra sang Mỹ

Tháng đầu tiên Bộ Nông nghiệp Mỹ thực hiện kiểm tra 100% lô hàng cá da trơn nhập khẩu theo Đạo luật Farm Bill, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm mạnh.

Áp dụng đạo luật Farm Bill: “Trơn trượt” đường xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã giảm hơn 50% ngay tháng đầu tiên bị áp dụng đạo luật Farm Bill. Ảnh minh họa

Xuất khẩu sụt giảm mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong tháng 8 vừa qua, xuất khẩu (XK) cá tra sang Mỹ đã giảm mạnh chỉ đạt 18,44 triệu USD, giảm 58,5% so với tháng 7 và giảm 54,8% so với tháng 8/2016.

Bộ Nông nghiệp Mỹ áp dụng đạo luật Farm Bill, tiến hành kiểm tra 100% lô hàng cá da trơn nhập khẩu được cho là nguyên nhân khiến kim ngạch XK ngành hàng này sụt giảm tại thị trường này. 

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm hiện nay chỉ có 3 nhà xuất khẩu của Việt Nam đủ tự tin “làm ăn” ở thị trường khó tính này. Nhưng ngay tháng đầu tiên bị điều chỉnh bởi đạo luật Farm Bill nhà XK cá tra lớn là Cty Vĩnh Hoàn, trước đây XK sang thị trường này bình quân 250 container/tháng thế nhưng trong tháng 8 chỉ xuất được 130 container.

Theo phản ánh của DN, tháng đầu tiên bị áp dụng đạo luật mới họ phải đối mặt với  tình trạng quá tải. Đa số các cảng vẫn đang thiếu nhân viên kiểm tra của Cơ quan Thanh tra và ATTP (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nên thời gian trung bình từ lúc hàng vào kho và xin lịch kiểm cho đến ngày kiểm hàng trung bình là 6 ngày. Đa số kiểm sát viên phải kiểm hàng ở ít nhất 2-3 kho/ngày, làm giảm số lượng container hàng có thể kiểm, tăng thời gian chờ đợi cũng như chi phí kho và chậm việc lưu thông hàng hóa trên thị trường.

Ngoài ra, việc thực hiện kiểm tra 100% lô hàng đến còn làm mất rất nhiều thời gian chờ đợi trước khi sản phẩm được chính thức cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ. Cho đến nay, Cty Vĩnh Hoàn có gần 200 container được kiểm và chấp thuận với thời gian bình quân là 10 ngày kể từ khi hàng đến cảng. Trong trường hợp hàng thuộc chế độ kiểm tại phòng thí nghiệm độc lập thứ 3 thì sẽ mất tổng cộng 1-2 tháng tùy theo mức độ yêu cầu hồ sơ từ cơ quan FSIS địa phương.

Vẫn đang theo sát tình hình

Do Farm Bill là một rào cản thương mại lớn, là công cụ hữu hiệu để Chính phủ Mỹ bảo hộ nền công nghiệp cá catfish nội địa nên nhiều chuyên gia về lĩnh vực thủy sản cảnh báo đây mới chỉ là những thách thức và ảnh hưởng ban đầu đối với XK cá tra sang thị trường này.

Trước tình hình XK gặp khó khăn, ngày 8/9/2017, VASEPcó  công văn gửi Bộ NN&PTNT đề xuất một số kiến nghị tháo gỡ khó khăn. Theo đó, VASEP đề nghị Bộ NN&PTNT kiến nghị tới USDA các DN trong toàn chuỗi XK, NK và phân phối cá tra chưa thể sẵn sàng cho việc thực thi chương trình kiểm soát của Farm Bill vào 1/9/2017. Thị trường cần thêm thời gian để tránh những bấn ổn, thiệt hại kinh tế cho cả 2 quốc gia. VASEP và các DN cũng kiến nghị Chính phủ tiến hành kiện ra WTO về chương trình thanh tra cá da trơn theo Đạo luật Farm Bill của Mỹ. Đồng thời VASEP cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT đề xuất với USDA kéo dài thời hạn áp dụng từ chối nhận hàng vì lý do ghi nhãn đến ít nhất là cuối tháng 12/2017.

Trao đổi với báo chí, trong phiên họp bao thường kỳ mới đây, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết: Thời hạn áp dụng đạo luật Farm Bill là đầu tháng 9 thì đầu tháng 8 Bộ này đã ban hành quyết định về chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn XK sang Mỹ.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, cơ quan này đã soạn và gửi cơ quan thanh tra ATTP Mỹ bản câu hỏi trả lời để phục vụ cho việc đánh giá năng lực tương đương kiểm soát ATTP của Việt Nam. “Cũng trong tháng 8, Bộ đã cử đoàn công tác sang họp nhóm công tác hỗn hợp với cơ quan chức năng của Mỹ và đề xuất dự án hỗ trợ để đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam đáp ứng hoàn toàn quy định. Chúng tôi cũng đang hoàn toàn theo sát và đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho đến thời điểm hiện nay”- Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (TCTS) cho biết: theo kế hoạch, diện tích nuôi cá tra năm 2017 dự kiến khoảng 5,1 ngàn ha, với sản lượng 1,2 triệu tấn, kim ngạch XK dự kiến đạt khoảng 1,7 tỷ USD, riêng XK vào thị trường Mỹ chiếm khoảng 25%. Ông Oai cũng cho biết, ứng phó với đạo luật Farm Bill, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đã chỉ đạo TCTS và các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm soát chất lượng con giống, kháng sinh và hóa chất trong nuôi cá tra.

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 19/09/2017
Phi Hùng
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 03:22 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 03:22 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 03:22 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 03:22 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 03:22 26/04/2024