“Át chủ bài” của thủy sản năm 2018

Trước những hàng loạt rào cản sẽ có hiệu lực từ 2018 tại các thị trường, con tôm được nhận định sẽ là sản phẩm tiềm năng, là “con át chủ bài” để hiện thực hoá mục tiêu 8,5 tỷ USD năm 2018 của ngành thủy sản Việt Nam.

“Át chủ bài” của thủy sản năm 2018
Tôm được xác định sẽ tiếp tục là sản phẩm chủ lực của thuỷ sản Việt. Ảnh: Chế biến tôm xuất khẩu tại Cty XK Thủy sản Cần Thơ

Mặc dù được đánh giá là nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng cao hơn trong năm 2018 này, tuy nhiên, xu thế các thị trường nhập khẩu thuỷ sản sẽ nâng cao các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có truy suất nguồn gốc và áp dụng quy trình nuôi sạch là nhận định chung của các chuyên gia trong ngành.

Rào cản từ các thị trường

Đặc biệt là với thị trường “quán quân” của thuỷ sản Việt, xuất khẩu thuỷ sản sang EU đang phải đối măt với hàng loạt những trở ngại thuế chống bán phá giá và rào cản kỹ thuật. Gần đây nhất và cũng là quyết định nặng nhất là từ thị trường này là rút “thẻ vàng” đối với thuỷ Sản khai thác Việt Nam, quy định kiểm tra gắt gao truy xuất nguồn gốc đối với hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam chưa biết đến khi nào mới được gỡ bỏ.

Bên cạnh đó, thị trường “Á quân” là Mỹ cũng áp dụng Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản vào Mỹ (SIMP) có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018.

Kỳ vọng “mùa tôm”

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu trong lĩnh vực này năm 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng, ước đạt trên 8,5 tỷ USD, tương đương mức tăng khoảng 3% so với năm ngoái. Trong đó, tôm được xác định sẽ tiếp tục là sản phẩm chủ lực của thuỷ sản Việt.

Trước đó, năm 2017 chứng kiến một năm “được mùa” của tôm, với vị trí số một về giá trị xuất khẩu, ước đạt 3,8 tỷ USD, gần bằng mức kỷ lục hơn 3,9 tỷ USD của năm 2014.

Theo đánh giá của VASEP, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU khá tích cực do người tiêu dùng EU ưa chuộng các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng tiện lợi và tăng nhập khẩu để phục vụ nhu cầu các lễ hội cuối năm. Trong khi đó, nguồn tôm nước lạnh lại đang có giá cao và nguồn cung lại giảm.

Đặc biệt, ông Hoè đánh giá, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm 2018 sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu tôm vào thị trường này. Khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu tôm mã HS 03061100 (tôm hùm xanh ướp đá; tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm mũ ni vỏ…) sang EU sẽ về 0% thay vì mức 12,5% như hiện tại, thuế sản phẩm tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm thẻ thịt đông lạnh… cũng về 0% từ mức 20%.

Bên cạnh thị trường EU, Trung Quốc cũng được dự đoán là sẽ “vượt mặt” Nhật Bản để trở thành thị trường lớn thứ 2 của tôm Việt trong năm 2018.

Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP cũng thông tin, từ ngày 1/12/2017, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có lợi thế hơn khi nước này quyết định giảm thuế nhập khẩu từ 5% xuống 2% đối với sản phẩm tôm đông lạnh. Hơn nữa, với lợi thế về vị trí địa lý, thanh toán linh hoạt… hiện tại, nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Trung Quốc vẫn ở mức cao, nhằm phục vụ mùa Tết Âm lịch sắp tới.

Cũng trong năm qua, Bạc Liêu được Chính phủ xác định xây dựng thành “thủ phủ” ngành tôm với sự tham gia của hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Sang năm 2018, tôm sẽ tiếp tục được phát triển tại vùng tiềm năng này. “Cùng với đó, đẩy mạnh công nghệ cao, phát triển nuôi tôm sinh thái, tôm hữu cơ vừa tăng năng suất vừa tăng chất lượng tôm” ông Nguyễn Ngọc Oai - Tổng cục trưởngTổng Cục Thủy sản cho biết.

Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Đăng ngày 19/01/2018
Thy Hằng
Kinh tế

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:03 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:03 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:03 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:03 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:03 25/04/2024