Bất ngờ: Nguyên nhân khiến cá hồi nuôi bị mất thính giác

Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Melbourne, Ôx-trây-li-a cho thấy một nửa số cá hồi nuôi trên thế giới bị điếc một phần do tốc độ tăng trưởng nhanh trong nuôi trồng thủy sản.

Bất ngờ: Nguyên nhân khiến cá hồi nuôi bị mất thính giác
Hình minh họa. Nguồn Internet

Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiểu biết tốt hơn về ảnh hưởng của biến dạng tai trong và một số hành động cụ thể để giải quyết vấn đề phúc lợi này.

Năm ngoái, nhóm các nhà nghiên cứu năm ngoái chỉ ra việc mất thính giác ở cá nuôi là do sự biến dạng tai trong và hiện nay họ đã liên kết sự biến dạng đó với tốc độ tăng trưởng nhanh của cá.

Otoliths là những tinh thể nhỏ trong tai trong của cá, phát hiện ra âm thanh, giống như xương tai ở người, vì vậy ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể gây ra những vấn đề lớn về thính giác.

Sự biến dạng này được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1960, nhưng nhóm nghiên cứu này là nhóm đầu tiên chỉ ra rằng nó ảnh hưởng đến hơn 95% cá được sản xuất từ khi còn là con giống đến khi trưởng thành toàn diện trên toàn cầu.

Tác giả nghiên cứu Tormey Reimer thuộc Trường Khoa học Sinh học thuộc Đại học Melbourne đã giải thích rằng nguyên nhân của sự biến dạng otolith là một bí ẩn suốt 50 năm cho đến bây giờ và họ đã khảo sát hơn 1000 lỗ tai từ cá nuôi ở Na Uy, Chile, X-cốt-len, Canada và Ôx-trây-li-a, và nhận thấy rằng sự biến dạng này rất phổ biến, nhưng chỉ ở cá nuôi.

"Sau đó, chúng tôi thấy rằng chúng tôi có thể làm giảm tỷ lệ của sự biến dạng bằng cách làm giảm tốc độ cá tăng trưởng. Cá có tốc độ phát triển nhanh nhất có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều gấp 3 lần so với  cá chậm phát triển nhất, thậm chí ở cùng độ tuổi. Một kết quả rõ ràng như vậy trước giờ chưa từng có", Reimer nhấn mạnh.

Các otoliths thông thường được làm từ 'aragonite' khoáng chất, nhưng các otoliths biến dạng được tạo thành một phần từ 'vaterite' nhẹ hơn, lớn hơn và không ổn định. Nhóm nghiên cứu cho thấy những con cá tổn thương bởi vaterit có thể mất đến 50% thính lực.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng vaterit dường như là do sự kết hợp của di truyền học, chế độ ăn uống và tiếp xúc với ánh sáng ban ngày kéo dài, tất cả đều khác nhau giữa cá nuôi và cá hoang dã. Nhưng có một yếu tố liên kết tất cả đó là: tốc độ tăng trưởng. Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Tim Dempster, đã làm rõ rằng sự biến dạng là không thể đảo ngược, và ảnh hưởng của nó chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

"Những kết quả này đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về phúc lợi của cá nuôi. Ở nhiều nước, thực tiễn canh tác phải cho phép "5 không", bao gồm: không đói khát; không khó chịu; không đau đớn, chấn thương hoặc bệnh tật; không bị cản trở thể hiện hành vi thông thường (nhất); không bị sợ hãi và phiền muộn", Tiến sĩ Dempster nói.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sản xuất động vật có dị dạng là vi phạm hai trong số “5 không” này: không bệnh tật, và không bị cản trở diễn đạt hành vi thông thường, và thêm rằng các trang trại nuôi cá là môi trường ồn ào, vì vậy một số cá mất thính giác có thể giảm căng thẳng trong các trại sản xuất và lồng nuôi biển.

Nhóm các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng sự biến dạng cũng có thể giải thích tại sao một số phương pháp bảo tồn không hiệu quả và giữa sự phá hủy sinh cảnh và đánh bắt quá mức, cá hồi hoang dã đang giảm ở nhiều nơi.

"Bước tiếp theo cần phải xem xét liệu vaterit có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của cá nuôi được thả ra tự nhiên hay không. Việc thả cá bị suy giảm thính giác ra sông có thể là đổ tiền và tài nguyên ra biển", đồng tác giả của nghiên cứu, ông Steve Swearer cho biết. 

Mard.gov
Đăng ngày 28/08/2017
Theo FIS
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:23 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:23 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:23 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:23 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:23 25/04/2024