Bệnh nấm ở con giống và cách phòng trừ

Hiện nay, ở miền Bắc đang là thời điểm thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm thủy mi phát triển gây hại cho các loại cá nước ngọt, đặc biệt gây thiệt hại lớn cho cá giống.

Bệnh nấm ở con giống và cách phòng trừ
Cá bị bệnh nấm. Ảnh: Internet

Tác nhân

Bệnh do một số loài nấm thuộc các giống Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia… gây ra. Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Sợi nấm có chiều dài  3 - 5 mm, có phân nhánh và chia làm 2 phần, một phần gốc bám chắc vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước. Nấm có khả năng sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao.

Biểu hiện

Khi cá bị bệnh nấm thủy mi, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông. Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Nấm phát triển mạnh làm cản trở đến hô hấp của cá. Cá có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, ngứa ngáy, thích cọ xát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy, trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho các tác nhân khác như vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn.

Trong bể ấp, nấm thủy mi thường phát triển đầu tiên ở các trứng ung do không được thụ tinh, sau lây sang các trứng khỏe và làm trứng bị chết. Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột hoặc phải xả bỏ hoàn toàn.

Phòng bệnh

Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Trong đó, cần cải tạo ao, phơi đáy ao kỹ để diệt mầm bệnh; Xử lý nước ao nuôi trước khi thả bằng TCCA 1 kg/1.000 m3; Nuôi cá với mật độ thích hợp và tránh những tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho bào tử nấm xâm nhập và gây bệnh; Định kỳ phun xuống ao thuốc phòng nấm cho cá; Về mùa đông cần quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng đầy đủ để cá chống rét và duy trì sức đề kháng; Trước khi thả nên tắm cá giống bằng muối ăn với nồng độ 2 - 3 ppm trong 5 - 10 phút hoặc KMnO4 nồng độ 10 ml/m3 trong 1 - 2 phút; Bổ sung Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

Để phòng bệnh cho trứng cá cần: Cho cá đẻ với tỷ lệ đực cái phù hợp để tỷ lệ thụ tinh là cao nhất, giảm lượng trứng ung do không thụ tinh trong bể ấp. Chọn ngày cho cá đẻ có nhiệt độ thích hợp, không nên cho đẻ vào các ngày có nhiệt độ thấp, thời gian phát triển phôi kéo dài tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển. Trong quá trình ấp trứng, phải thường xuyên vệ sinh mạng tràn để nước lưu thông tốt. Đối với trứng cá chép, cần lựa chọn giá thể và sát trùng giá thể bằng thuốc sát trùng trước khi cho vào bể đẻ. Khi trứng đã bám vào giá thể, ngâm giá thể có trứng trong NaCl 2%, MG 0,5 - 0,7 ppm trong 10 -15 phút, 1 - 2 lần/ngày. Hoặc cho cá chép thụ tinh nhân tạo, khử dính và ấp bằng bình vây để hạn chế tác hại của nấm thủy mi. Trong bể ấp trứng cá chép, phun vào bể MG nồng độ 0,1 - 0,15 ppm, sau 6 - 8 giờ lặp lại.

Trị bệnh

Khi cá bị nhiễm nấm, người nuôi có thể sử dụng một trong các hóa chất sau để điều trị cho cá:

- Dùng Methylen với lượng 2 - 3 l/1.000 m3 nước ao nuôi liên tục trong 3 ngày, 2 ngày/lần.

- Dùng Iodine lượng 1 l/5.000 m3 hoặc Vicato với lượng 1 kg/1.500 - 2.000 m3 nước.

-  Dùng CuSO4 với lượng  500 - 700 g/1.000 m3 tạt đều khắp mặt ao nuôi.

- Dùng thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 30 - 60 phút, hoặc theo hướng dẫn nhà sản xuất.

- Dùng Formalin với liều lượng 20 ml/m3 tắm trong thời gian 30 - 60 phút và trị liên tục 3 - 5 ngày. Lưu ý, không được trị quá liều hoặc không thực hiện điều trị lúc trời quá nóng.

Mới đây, các nhà khoa học Ấn Độ cho thấy Fluconazole là một hoạt chất mới giúp chống nấm bệnh trên cá trong thủy sản. Cụ thể, với một thí nghiệm kéo dài 55 ngày đã được tiến hành để đánh giá vai trò của thức ăn có nguồn gốc thuốc dựa trên Fluconazole đối với đáp ứng miễn dịch huyết học và phòng ngừa nhiễm nấm S. parasitica trong cá trôi Ấn Độ (Labeo rohita) đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu chuyên sâu về các liều lượng và nồng độ tối ưu cho cá cũng như hạn chế tác động đến môi trường xung quanh.

Đối với trứng cá, khi bệnh mới xuất hiện, dùng thuốc kịp thời cũng chỉ cứu được những trứng còn khỏe mạnh, phôi phát triển tốt.

Bệnh nấm thường phát triển vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam khi nhiệt độ nước 18 - 25oC. Bệnh này gây tác hại nhiều trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, các ao lưu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong các trang trại cá giống.

Xem thêm: Phòng, trị bệnh do nấm gây ra ở cá nước ngọt

TSVN
Đăng ngày 30/01/2018
Hoàng Ngân
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 02:33 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 02:33 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 02:33 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:33 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 02:33 24/04/2024