Biển gọi

“Biển có từ trong mỗi chúng ta”, biển hiện lên trong truyện cổ tích bà kể cháu nghe, trong truyền thuyết khi mẹ Âu Cơ và Lạc Long Quân dắt díu nhau “Năm mươi con lên rừng, năm mươi con xuống biển”. Bầu sữa nòi giống dân tộc Việt đã nuôi dưỡng tuổi thơ từ những trang sách, mở ra một chân trời hy vọng và tình yêu biển bao la.

Biển gọi
Những con thuyền ra khơi theo tiếng gọi biển cả

Việt Nam, đất nước bên bờ sóng, đất nước trải dài hơn ba ngàn cây số biển. Với sự mênh mông ấy, suốt cuộc đời ta chưa đi hết chiều dài, chưa băng qua hết chiều rộng, chưa thể nào khám phá hết sự phong phú sâu thẳm dưới lòng đại dương...
Từ thuở hồng hoang, đại dương đã tạo nên những sinh vật lạ kỳ đủ màu, đủ cá tính. Động vật biển cũng phong phú như động vật rừng, có loài hiền, loài dữ. Và trong cuộc giao tranh để sinh tồn ấy, mỗi con vật sinh ra đều có vũ khí để biết tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng loại mình.

Từ thuở hồng hoang, biển đã tạo nên “thế giới thần tiên” với những thảm thực vật đa dạng, nhiều rong rêu, cây lá. Ngôi nhà thân thuộc của muôn loài được biển kiến tạo nên bởi những rừng san hô trắng, những rừng san hô đỏ. Biển kiến tạo nên những hang động ngầm, những hòn đảo nổi. Không biết có bao nhiêu loài chim di trú trên những hòn đảo nổi Việt Nam, chỉ biết rằng, mỗi lần có cánh chim bay về, đảo như đẹp hơn lên, đầm ấm hơn lên.

khai thác thủy sản miền trung

Những thức ăn bổ dưỡng, những trang sức đẹp nhất, biển đều dành tặng con người. Biển dành cho người, quý hóa nhất từ con tôm, con cá, con mực trong bữa ăn hàng ngày... đến cả tài nguyên lớn lao nhất như dầu, sắt, nhôm, thiếc và bao nhiêu nguồn quặng khác nữa...

Con người Việt Nam, từ hàng trăm năm trước đã biết đóng thuyền gỗ, dong cột buồm cưỡi sóng ra khơi. Rồi nghề đan lưới, nghề uốn lưỡi câu, làm nước mắm với những dịch vụ sát cánh cùng ngư dân cũng được hình thành từ đấy. Sự sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc đều biến đổi theo tiến trình lịch sử thì nghề đi biển của ngư dân cũng biến đổi theo. Trước sóng gió, triều cường, bão tố, con người đã dũng cảm và sáng tạo để chinh phục biển khơi, khai thác hải sản và khoáng sản từ biển.
Khi tri thức và công nghệ khoa học ngày càng phát triển, kho báu đại dương ngày càng được mở mang. Biển đã làm giàu cho con người, làm giàu cho quê hương, làm giàu cho Tổ quốc. Ngày nay, biển đã hội tụ những con tàu đánh bắt cá xa bờ được đầu tư hàng chục tỷ đồng với sức khỏe của “hàng trăm con tuấn mã”, mỗi chuyến ra khơi thu về hàng chục tấn cá. Nhờ có biển, nguồn hải sản vô tận và nguồn tài nguyên quý hiếm đã trở thành điểm tựa cho Việt Nam cất cánh.

khai thác thủy sản Việt Nam

Con đường biển mênh mông, rộng dài hàng trăm, hàng ngàn hải lý nhưng trên những chuyến tàu vượt trùng dương ấy, biển đã xích lại rất gần, gần cả khoảng cách, gần cả thời gian, để Việt Nam mạnh lên từ sự giao thương trên biển. Ở đâu trên dải đất hình chữ S này có biển, ở đấy có bờ. Bờ cát ấy sớm lại chiều con tiễn đưa cha, vợ tiễn đưa chồng cưỡi thuyền lướt sóng ra khơi. Họ cầu mong cho trời yên, biển lặng, họ cầu mong cho cá bạc đầy khoang. Làng biển bốn mùa vui, bốn mùa thơm phức mùi cá nướng. Ai đã từng nếm nước mắm Phan Thiết, thưởng thức tôm hùm Nha Trang, mực một nắng Côn Đảo mới biết được dư vị biển mặn mòi đến nhường nào?

Biển Việt Nam còn là một trong những điểm đến hấp dẫn của thế giới. Không chỉ có Vịnh Hạ Long, Phú Quốc, Vũng Tàu mà xứ sở miền Trung cũng có những địa chỉ du lịch hấp dẫn với những đặc sản biển tuyệt vời như Cửa Lò (Nghệ An); Xuân Thành, Thiên Cầm, Mũi Đao (Hà Tĩnh). Khúc ruột miền Trung, dẫu có bị sự cố thảm họa môi trường, nhưng chỉ sau một năm, vết thương đã lành cho da thịt biển xanh lại, cho gương mặt biển sáng lại. Hàng trăm con thuyền lại tiếp tục vươn khơi, làng biển lại đầm ấm, du khách muôn nơi lại nô nức tìm về...

Càng thiết tha yêu biển, con người Việt Nam càng dũng cảm đứng lên chiến đấu để bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc thân yêu. Bay qua không gian, vượt suốt thời gian, hàng triệu trái tim vẫn đồng vọng tiếng nói Bác Hồ: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển... Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó...”.
Mỗi lần nhắc tới biển, ta sờ lên ngực mình thấy Tổ quốc thiêng liêng và không ai không nhớ tới Trường Sa, nhớ tới những người lính đang ngày đêm canh giữ quần đảo này. Những người lính Trường Sa như cây phong ba đứng trên đầu sóng. Tổ quốc nhìn từ biển. Biển - Tổ quốc - Mẹ hiền đang vẫy gọi anh, vẫy gọi chúng ta!

Hà Tĩnh
Đăng ngày 23/04/2017
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 19:49 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 19:49 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 19:49 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 19:49 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 19:49 18/04/2024