Bổ sung luân trùng và vi tảo trong ươm nuôi tôm bằng công nghệ Biofloc

Bổ sung vi tảo (Navicula sp.) và luân trùng (B. plicatilis) mỗi 5 ngày một lần đã cung cấp một nguồn thức ăn tự nhiên có ý nghĩa cho những giai đoạn đầu của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong các hệ thống biofloc.

Sử dụng luân trùng và vi tảo trong ương tôm bằng công nghệ biofloc.
Sử dụng luân trùng và vi tảo trong ương tôm bằng công nghệ biofloc.

Trong các hệ thống nuôi tôm, cộng đồng vi khuẩn có vai trò quan trọng trong việc tái sử dụng các chất dinh dưỡng, làm giảm bớt những khu vực thiếu oxy nghiêm trọng trong ao cũng như giảm các chất dinh dưỡng có trong nước thải. Đồng thời vi khuẩn cũng cung cấp nguồn dưỡng chất bổ sung cho tôm nuôi trong các hệ thống thâm canh và bán thâm canh.

Việc sử dụng các sinh vật sống trôi nổi trong các hệ thống nuôi tôm thâm canh đã cho năng suất tôm cao hơn, bởi vì chúng cải thiện hàm lượng các acid amin thiết yếu và các acid béo nhóm HUFA (Acid béo đa nối đôi có từ 20 carbon trở lên - ND) trong mô của tôm.

Thiết lập nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Nông nghiệp Liên bang, Brazil nhằm đánh giá năng suất của tôm trong hệ thống biofloc có bổ sung vi tảo (Navicula sp.) và luân trùng (Brachionus plicatilis).

Trong suốt quá trình thí nghiệm, đèn huỳnh quang được sử dụng để tạo cường độ ánh sáng vào khoảng 1.000 lux với chu kỳ quang giống như tự nhiên. Không thay nước, chỉ bổ sung nước ngọt (đã loại bỏ clo) để bù vào lượng nước đã bay hơi.

Mật rĩ đường được thêm vào hàng ngày để duy trì tỷ lệ C:N là 12:1. Vôi ngậm nước (vôi tôi) được sử dụng để duy trì độ kiềm trên 100 mg/l và pH trên 7,5. Tôm thí nghiệm được cho ăn hàng ngày bằng thức ăn thương mại (hàm lượng protein thô là 40%), lượng ăn được điều chỉnh hàng ngày căn cứ vào ước lượng mức độ tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ chết và thức ăn thừa.

Thí nghiệm 1 - Bổ sung tảo

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá năng suất của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) được nuôi 20 ngày trong hệ thống biofloc khi có bổ sung tảo Navicula sp.

Tôm (17.7 ± 0.02 mg/con) được nuôi ở mật độ 2.500 con/m3 trong các đơn vị thí nghiệm. Tảo được bổ sung với mật độ 5 x 104 tế bào/ml cho các bể nuôi vào các ngày 1, 5, 10 và 15.

Trước khi thả tôm 5 ngày, nước từ bể matrix (Nitơ ammonia tổng số 0,12 mg/l; 2,2 mg/l nitơ nitrite; độ kiềm 100 mg CaCO3/l và chất rắn có thể lắng 27 ml/l) được pha trộn và cho vào 12 bể plastic đen (thể tích sử dụng 40 lít) khoảng 50% thể tích, phần còn lại sử dụng nước biển thêm vào.

Thí nghiệm 2 - Bổ sung luân trùng và tảo

Thí nghiệm 2 được tiến hành nhằm đánh giá năng suất của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương được nuôi 35 ngày trong hệ thống biofloc khi có bổ sung tảo Navicula sp. và luân trùng (B. plicatilis).

Tôm (16.2 ± 0.03 mg/con) được nuôi ở mật độ 2.500 con/m3 trong các đơn vị thí nghiệm. Tảo được bổ sung với mật độ 5 x 104 tế bào/ml, luân trùng (mật độ 30 con/ml) cho các bể nuôi vào các ngày 1, 5, 10, 15, 20, 25 và 30.

Trước khi thả tôm 5 ngày, nước từ bể matrix (Nitơ ammonia tổng số 0,2 mg/l; 0,5 mg/l nitơ nitrite; 2,2 mg/l nitơ nitrate; độ kiềm 134,7 mg CaCO3/l và chất rắn lơ lửng 206 mg/l) được pha trộn và phân phối đều đến 12 bể plastic đen (thể tích sử dụng 40 lít).

Kết quả

Ở thí nghiệm 1, tỷ lệ sống của tôm đều trên 87% qua 20 ngày thí nghiệm. tôm trong các bể có bổ sung tảo có hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR = 0,9) và trọng lượng cuối (0,34 g/con) tốt hơn có ý nghĩa (P < 0,05) so với tôm trong các bể không có bổ sung tảo (FCR = 1,2 ; 0, 27 g/con).

Ở thí nghiệm 2, tỷ lệ sống của tôm đều trên 70% ở các bể không bổ sung tảo và luân trùng, ở các bể có bổ sung thì tỷ lệ sống từ 85 - 91%. Trọng lượng cuối của tôm trong các bể có bổ sung tảo và luân trùng nằm trong khoảng 0,81 - 1,08 g/con và là 0,68 g/con ở các bể không bổ sung. FCR của tôm ở các bể có bổ sung tảo và luân trùng dao động từ 0,92 - 1,37, không bổ sung là 1,94.

Tác động tích cực của việc bổ sung tảo và luân trùng lên các thông số năng suất của tôm cho thấy Navicula sp. và B. plicatilis được dùng như là nguồn thức ăn tự nhiên cho hậu ấu trùng của tôm thẻ chân trắng trong các hệ thống biofloc. Có lẽ là chúng cung cấp các dưỡng chất quan trọng như các acid amin thiết yếu và các acid béo nhóm HUFA cần thiết để tôm sống và phát triển.

Triển vọng

Những kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung vi tảo (Navicula sp.) và luân trùng (B. plicatilis) mỗi 5 ngày một lần đã cung cấp một nguồn thức ăn tự nhiên có ý nghĩa cho những giai đoạn đầu của hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng được ương trong các hệ thống biofloc.

GAA
Đăng ngày 13/04/2017
CTV ĐÀO MINH
Kỹ thuật

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
• 14:17 11/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:50 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 11:50 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:50 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 11:50 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 11:50 18/04/2024