Cà Mau: Cải tiến tất cả các hình thức nuôi tôm

Bên cạnh hiệu quả triển vọng của mô hình, điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng nuôi tự phát, không theo đúng quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất lớn.

Cà Mau: Cải tiến tất cả các hình thức nuôi tôm
Với sự thành công cao của mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, khả năng trong thời gian tới, nhất là khi kết thúc mùa mưa, diện tích nuôi theo hình thức này sẽ tăng nhanh. Ảnh: Ao nuôi tôm siêu thâm canh đang trong quá trình cải tạo, chuẩn bị thả nuôi.

Trong khi diện tích ao nuôi tôm công nghiệp đến hết tháng 9 giảm 64ha so với cuối năm 2016, thì diện tích nuôi tôm siêu thâm canh phát triển khá nhanh. Đến nay đã có 570 hộ nuôi, với hơn 675ha; trong đó diện tích ao nuôi khoảng 250ha, còn lại là khu vực xử lý nước; năng suất thu hoạch khoảng từ 20 - 50 tấn/ha/vụ, tỷ lệ thành công trên 85%.

mô hình nuôi tôm, nuôi tôm siêu thâm canh, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, nuôi tôm cà mau

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải kiểm tra đột xuất ngẫu nhiên tại hộ nuôi tôm, trực tiếp căn dặn và động viên người nuôi tôm hoàn thiện quy trình nuôi an toàn, năng suất cao, không gây ô nhiễm môi trường.

Với tinh thần kiên quyết, Chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi - ông Nguyễn Chí Thuần cho biết sẽ phối hợp với ngành Điện lực cắt điện đối với những hộ nuôi không đủ điều kiện, đã cam kết khắc phục nhưng không thực hiện, tiếp tục tái phạm.

Được biết, trên địa bàn huyện Đầm Dơi, qua kiểm tra đợt 1 đối với 252 hộ trên phần diện tích 204ha, đã phát hiện 84 hộ thiếu điều kiện thả nuôi, yêu cầu khắc phục. Đặc biệt, có đến 48 hộ không đủ điều kiện; nguyên nhân là do diện tích đất ít, khó khắc phục để hình thành các công trình phụ, nhất là ao lắng cấp và thoát nước. Nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh đang có chiều hướng gia tăng nhanh trên địa bàn, khi chỉ trong tháng 9 đã phát sinh thêm 52 hộ với diện tích 70ha, đưa tổng diện tích trên toàn huyện lên 274ha của 305 hộ nuôi, đứng đầu cả tỉnh.

Thống nhất với quan điểm xử lý kiên quyết đối với những hộ nuôi tôm siêu thâm canh không đủ điều kiện nuôi nhưng vẫn cố tình vi phạm của huyện Đầm Dơi, ông Phạm Phúc Giang - Chủ tịch UBND huyện Cái Nước cho rằng thấy khó áp dụng trên địa bàn, bởi trước đây việc triển khai hình thức nuôi này chưa được chặt chẽ, khi người nuôi đã đầu tư với nguồn kinh phí khá lớn, nếu buộc ngưng sản xuất sẽ hết sức khó khăn. Trong 13 hộ chưa đảm bảo đúng theo quy trình nuôi được hướng dẫn, qua đợt kiểm tra của ngành chức năng huyện, có 4 hộ khó khắc phục do diện tích đất nhỏ, nếu không giám sát chặt, khi nuôi khả năng sẽ xả thải chưa qua xử lý ra môi trường là rất lớn.

Tại huyện Phú Tân, hiện có 117 hộ nuôi với 200ha. Qua kiểm tra phát hiện 64 hộ nuôi chưa đủ điều kiện, chưa theo quy trình hướng dẫn. Huyện đang tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn, thời gian tới sẽ kiểm tra lại.

Lo lắng trước thực trạng trên, trong tuần qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành chuyên môn cấp tỉnh đã trực tiếp xuống địa bàn, kiểm tra ngẫu nhiên các hộ đang và chuẩn bị thả nuôi tôm theo hình thức siêu thâm canh trên địa bàn ba huyện Đầm Dơi, Cái Nước và Phú Tân. Qua kiểm tra từng công đoạn theo quy trình nuôi đã được tỉnh lựa chọn, cho thấy phần lớn các hộ nuôi đều không đạt yêu cầu, nhất là về chất lượng, an toàn về điện và xử lý môi trường trong quá trình nuôi, đặc biệt là việc xả thải.

Bên cạnh yêu cầu ngành chuyên môn, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tận tình hướng dẫn người nuôi hoàn thiện quy trình nuôi, khắc phục những tồn tại, để những vụ nuôi được hiệu quả và an toàn, không gây ô nhiễm môi trường; gặp gỡ từng hộ nuôi, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải căn dặn và động viên người dân nêu cao sự chủ động, bảo vệ thành quả cũng như sự an toàn trong lao động, sản xuất

Liên quan đến vấn đề này, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp UBND tỉnh đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2017 mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải nêu rõ chủ trương nhất quán của tỉnh là phải cải tiến tất cả các hình thức nuôi tôm, nhất là nuôi tôm siêu thâm canh; nhất quyết không để người dân sản xuất tự phát, hiệu quả rất thấp, ảnh hưởng môi trường. Đối với nuôi tôm siêu thâm canh, phát động và tổ chức đăng ký sản xuất ngay từ đầu; chính quyền và ngành chuyên môn thẩm định các điều kiện sản xuất, khi thấy đủ điều kiện mới cho nuôi tôm, còn không đủ điều kiện thì dứt khoát không cho thả nuôi. Nơi nào để xảy ra ô nhiễm môi trường do xả thải trong nuôi tôm vì không đủ điều kiện vẫn sản xuất, thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm với lãnh đạo cấp trên.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 16/10/2017
Trần Nguyên
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 02:36 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 02:36 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 02:36 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 02:36 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 02:36 26/04/2024