Cá ngừ Việt Nam đã có mặt tại gần 140 nước trên thế giới

Sáng 20.5, tại TP. Tuy Hòa (Phú Yên), Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị hội sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi”. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã dự và chủ trì hội nghị.

bộ trưởng
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khảo sát chuỗi liên kết thủy sản tại Công ty TNHH Nguyễn Hưng (Phú Yên). Ảnh: Hùng Phiên

Đề án trên được triển khai từ năm 2014 tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Đây là những địa phương trọng điểm của ngành khai thác - chế biến cá ngừ đại dương (CNĐD) Việt Nam.

Qua 2 năm triển khai đề án, một số doanh nghiệp tại 3 tỉnh này đã xây dựng mô hình liên kết khai thác, tiêu thụ CNĐD theo chuỗi với ngư dân của 287 tàu đánh bắt xa bờ. Điển hình là Công ty CP Thủy sản Bình Định; Công ty TNHH Bá Hải, Công ty TNHH Nguyễn Hưng (Phú Yên); Công ty TNHH Hải Vương, Công ty YANMAR, Công ty TNHH Thịnh Hưng (Khánh Hòa)… 

Theo Tổng cục Thủy sản, tại các chuỗi liên kết có hiệu quả, chất lượng - giá trị sản phẩm CNĐD đã được nâng lên rõ rệt. Ngư dân các tàu cá tham gia chuỗi liên kết có thu nhập cao hơn, giảm hiện tượng “được mùa, mất giá”. Nếu như năm 2012, giá cá ngừ dao động từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, thì đến năm 2017 tăng lên từ 95.000 - hơn 100.000 đồng/kg.


Tại một doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ đại dương ở TP.Tuy Hòa (Phú Yên). Ảnh: Hùng Phiên

Nhiều ý kiến doanh nghiệp và ngư dân cho rằng, thực tế phần lớn khai thác CNĐD vẫn theo lối cũ, việc đưa công nghệ mới vào ngành này vẫn chưa đồng bộ. Các đơn vị thu mua CNĐD còn theo hình thức mua xô, đổ đồng chất lượng cá nên chưa tạo động lực để ngư dân đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, chỉ chạy theo số lượng. Điều này gây lãng phí lớn nguồn lợi, chưa tạo được giá trị đáng có so với tiềm năng CNĐD biển Đông.

Việt Nam vẫn chưa xây dựng được các cảng CNĐD chuyên dụng, dịch vụ hậu cần yếu kém, chưa có chợ đấu giá sản phẩm để đảm bảo vệ sinh và phục vụ xuất khẩu tươi sống,... Vì vậy, việc thực hiện đề án trên còn gặp quá nhiều hạn chế.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao kết quả bước đầu của đề án chuỗi liên kết CNĐD. Tuy nhiên, tính chất liên kết vẫn còn rời rạc và sự lan tỏa chưa cao, chưa phát huy hết năng lực doanh nghiệp và ngư dân khai thác CNĐD. Hiệu quả kinh tế liên kết vẫn còn cách biệt quá xa so với tiềm năng thực tế. Vì thế, thu nhập từ ngư dân đến doanh nghiệp đều bị “kéo tụt”, trong đó, thu nhập thấp nhất là ngư dân.  


Giám định chất lượng cá ngừ đại dương tại Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định). Ảnh:  Hùng Phiên.

Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan hữu trách phải rà soát lại các chính sách liên quan đề án trên, tổng kết sâu từng mô hình liên kết trên biển, khai thông cơ chế phát triển ngành CNĐD Việt Nam. Bên cạnh đó, ông đề nghị các bên liên quan cần tập trung hướng đến chế biến, tiêu thụ CNĐD tại “sân nhà”. Bởi lượng du khách đến Việt Nam đang tăng ổn định, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm CNĐD của người Việt cũng đang tăng cao,… 

Tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa hiện có 2.372 tàu khai thác CNĐD (chủ yếu là cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá ngừ vằn) với tổng sản lượng năm 2016 đạt hơn 92.000 tấn. Hiện có 15 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu CNĐD sang 138 thị trường thế giới. Đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là EU, Thái Lan, Israel, Nhật Bản,… Các chủng loại sản phẩm CNĐD đã bắt đầu đa dạng, gồm CNĐD đông lạnh nguyên con, chế biến đông lạnh, hấp chín đông lạnh, đồ hộp,… Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2016 đạt hơn 509 triệu USD.

Dân Việt, 20/05/2017
Đăng ngày 21/05/2017
Hùng Phiên
Chế biến

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 08:55 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 08:55 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 08:55 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 08:55 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 08:55 25/04/2024