Cá tăng trưởng gấp đôi … nhờ “bị” ăn thịt

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Wisconsin-Madison đã phát hiện ra rằng cá phản ứng với cuộc tấn công của động vật ăn thịt bằng việc nhân đôi tốc độ tăng trưởng. Phát hiện này, được xuất bản trực tuyến trên Tạp chí Fish Biology.

Cá tăng trưởng gấp đôi … nhờ “bị” ăn thịt
Terence Barry tại Phòng thí nghiệm Khoa học và Kỹ thuật Nước. ẢNH: JEFF MILLER

Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm khi cho mùi từ loài cá walleye ăn thịt chảy vào một bể chứa cá giống pecca vàng- và những con cá này phát triển nhanh hơn. Và khi những con cá Walleye ăn cá pecca thì những con cá sống sót sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng.

Nguyên nhân phải là một cái gì đó trong nước, Barry nói, "nhưng nó không phải chỉ đến từ bản thân loài cá ăn thịt, vì sự tăng trưởng nhanh của cá pecca chỉ xảy ra khi bị cá walleye ăn mỗi ngày và chúng chung nguồn nước.

Nghiên cứu sâu hơn nguyên nhân gây ra bởi một pheromone có thể được giải phóng từ da cá pecca, phân hoặc nước tiểu của cá walleye, hoặc thậm chí là các hormones căng thẳng từ cá pecca ở trong nước. Pheromones là những hóa chất gây ra những thay đổi hành vi cụ thể, thường ở liều lượng thấp, trong các sinh vật cảm nhận chúng.

Phát hiện này dựa trên hình ảnh của các “chất báo động nước” sinh ra trong quá trình bị ăn thịt. Trong trường hợp một loài cá chép, khiến chúng phát triển quá lớn so với với miệng của loài săn mồi. Bây giờ chất gây ra sự tăng trưởng nhanh về chiều dài và trọng lượng.

Barry tiến sĩ từ UW-Madison cho biết "Chúng tôi đã thiết lập 5 phương pháp điều trị và đã nhìn thấy điều tương tự." Cá pecca tăng trưởng nhanh ngay cả khi cá tuế đầu bẹt (pimephales promelas) bị walleye ăn thịt, nhưng hormone pheromone không xuất hiện trong cá tuế đầu bẹt, có lẽ bởi chúng không phải là con mồi của walleye như cá pecca.

Các thí nghiệm không chứng minh được cơ sở tiến hoá cho hiện tượng này, nhưng việc chạy trốn và phát triển quá lớn so với kẻ săn mồi có ý nghĩa về sự tồn tại của loài, Barry nói.

"Trong nước, cá pecca sống sót đã tăng gấp đôi trọng lượng, bởi vì chúng cảm nhận cái gì đó báo hiệu sự có mặt của động vật ăn thịt", Barry nói. "Chúng ta biết rằng tín hiệu  hóa học rất phổ biến ở cá. Khi một con đực nhận được mùi một con cái đã sẵn sàng đẻ trứng, nó sẽ tăng vọt gonadotropin của tuyến yên kết hợp với tinh hoàn, khiến chúng sản xuất testosterone, dẫn đến sự sản sinh tinh trùng. Chúng tôi nghĩ rằng một điều tương tự có thể xảy gây ra sự gia tăng hormone tăng trưởng trên tuyến yên. Barry cho biết: "Chúng tôi biết rằng dưới nước, hóa chất đi xa hơn ánh sáng. Cá không thể sống sót mà không có giao tiếp hóa học."

Ông đã nộp đơn sáng chế về việc sử dụng pheromones để thúc đẩy tăng trưởng của cá.

Báo cáo trên: Wisc.edu

Đăng ngày 19/10/2017
VĂN THÁI Lược dịch
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 19:06 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 19:06 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 19:06 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:06 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 19:06 23/04/2024