Cá tráp Nhật Bản thơm ngon nhờ nuôi ở biển sâu

Cá tráp được biết đến như là Madai ở Nhật, màu đỏ độc đáo của nó được cho là may mắn, cá thường được phục vụ vào ngày đầu năm mới, lễ cưới, …. Trong nuôi trồng thủy sản, đây là một trong những loài cá thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản.

nuôi cá, nuôi cá tráp, nuôi cá tráp ở Nhật, nuôi cá biển sâu, nuôi cá ở Nhật
Nuôi cá ở dưới biển sâu Ảnh: modernfarmer

Vấn đề đặt ra là cá nuôi thường cho chất lượng thịt và màu sắc của cá không ngon bằng cá tự nhiên. Trong tự nhiên, cá tráp thường sống ở khu vực nước sâu; do đó, để mang đến chất lượng cũng như màu sắc cá gần với cá tự nhiên nhất- Dainichi-một trong những công ty thủy sản của Nhật đã thử nghiệm mô hình nuôi cá biển khơi.

Hiện tại sản phẩm cá tráp nuôi với mô hình nuôi cá biển khơi được bán phổ biến trên toàn nước Nhật với giá thành cao gấp 1.2 đến 1.5 lần so với cá tự nhiên, nó được bán với tên gọi Shinkai Madai hay cá tráp biển sâu.

nuôi cá, nuôi cá tráp, nuôi cá tráp ở Nhật, nuôi cá biển sâu, nuôi cá ở Nhật

Nuôi cá biển sâu có nhiều ưu điểm. Ở độ sâu càng sâu áp lực nước càng lớn giúp cho thịt cá săn chắc, dày hơn,  kết cấu dai, đồng thời các tia cực tím có thể không thâm nhập vào vùng nước sâu ngăn chặn quá trình melanin hóa làm cho màu sắc của cá tươi hơn. Mặc khác, mô hình nuôi cá biển sâu hạn chế được những biến động bất thường của thời tiết như: nhiệt độ hoặc những thay đổi ở bề mặt nước như sóng cao.

Cá tráp giống được đưa vào lồng nuôi ngoài khơi, nơi đến khi chúng đạt đến 300g, cá sau đó được đưa đến một cái lồng khác và nuôi ở đó cho đến khi chúng đạt 800g - 1kg. Sau đó chúng được chuyển đến lồng ba, nơi chúng ở cho đến khi chúng sẵn sàng vận chuyển ở mức 1,8-2kg. Sáu tháng trước khi cá được bán khi cân nặng khoảng 1,3 - 1,6kg, cá được thả xuống độ sâu khoảng 50m và được cho ăn qua ống nạp. Sau sáu tháng, chúng được đưa lên mặt nước để chuẩn bị xuất bán, công đoạn này mất khoảng hai ngày, phải được thực hiện chậm và cẩn thận vì sự thay đổi đột ngột áp suất nước có thể làm vỡ bong bóng của cá.

Cá được giám sát thông qua camera được thả xuống các lồng. Thức ăn cho cá gồm: bột tôm, bột mực và bột cá. Bột tôm có chất chống oxy hoá và astaxanthin, một carotenoid giúp cá có màu sắc đẹp hơn. Bột mực chứa axit glutamic và giúp sản xuất các enzym tiêu hóa.

Dainichi vận chuyển 80.000 con cá tráp, hoặc 6.000 đến 7.000 con/tháng, trên khắp Nhật Bản. Cá cũng được vận chuyển đến các nhà bán sỉ ở Đông Nam Á, Trung Đông, Hoa Kỳ và Châu Âu.

Đăng ngày 13/10/2017
HUỲNH NHƯ (Lược dịch The Fish Site)
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:06 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:06 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:06 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:06 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:06 29/03/2024