Các địa phương mở rộng diện tích nuôi vì dự báo xuất khẩu tăng

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cao kỷ lục năm 2018, các địa phương mở rộng sản xuất.

Các địa phương mở rộng diện tích nuôi vì dự báo xuất khẩu tăng
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cao kỷ lục năm 2018, các địa phương mở rộng sản xuất. Ảnh minh họa: Internet

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 8.32 tỷ USD trong năm 2017, tăng hơn 18% so với năm 2016. Các thị trường chính của xuất khẩu thủy sản Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, tổng cộng chiếm 55,3% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường có tăng trưởng cao nhất trong năm 2017, với mức tăng 64,4%. Hà Lan (48,6%), Anh (36,4%), Hàn Quốc (29,1%), Canada (22,3%) và Nhật Bản (20%) là các thị trường có mức tăng trưởng mạnh khác.

Xuất khẩu tôm đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam: với mức tăng trưởng 21% so với năm 2016 và tạo ra doanh thu 3,8 tỷ USD. Giá xuất khẩu tôm tăng, chất lượng tôm nguyên liệu cao hơn và lượng xuất khẩu các sản phẩm chế biến tăng đóng góp cho sự tăng trưởng này, theo nhận định của Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Về giá trị, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 60% trong năm 2017 lên 677 triệu USD, đưa thị trường này trở thành thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Nhật Bản (tăng 18% trong năm 2017) và Mỹ (tăng 42% trong năm 2017).

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra mang về 1,8 tỷ USD trong năm 2017, tăng 4% so với năm 2016. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá ra lớn nhất của Việt Nam với giá trị 420 triệu USD, tăng 37% so với năm 2016.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam cũng tăng 16% lên 600 triệu USD và xuất khẩu mực – bạch tuộc tăng 42% lên đạt tổng cộng 600 triệu USD.

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2018 sẽ vượt 8,5 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2017, ngay cả khi bị Mỹ áp kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối vơi cá tra Việt Nam, thuế chống bán phá giá và các chính sách chống khai thác thủy sản IUU của EU.

Thông tin về xuất khẩu thủy sản tăng cao kỷ lục cũng là động lực khiến các địa phương đề ra các kế hoạch mở rộng sản xuất thủy sản. Tỉnh Phú Yên vừa cho biết sẽ đầu tư gần 2.120 tỷ VNĐ, tương đương 97 tỷ USD, để phát triển năng lực sản xuất nuôi trồng thủy sản theo kế hoạch đến năm 2025. “Kế hoạch này nhằm thúc đẩy tiềm năng nuôi trồng thủy sản tại địa phương theo hướng hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế địa phương”, theo Bộ NNPTNT cho hay. “Tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu đạt tăng trưởng trung bình 5,2% từ nay cho tới năm 2030”.

Các dự án bao gồm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản tại Long Thạnh, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho trung tâm sản xuất nuôi trồng thủy sản Hòa An tại thị xã Sông Cầu; xây dựng một cảng cá, một thị trường đấu giá cá ngừ, và một nhà máy chế biến cá ngừ với công suất 1.800 tấn/năm tại thành phố Tuy Hòa. Tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên sẽ xây dựng một nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh có công suất 3.500 tấn hàng năm và nhà máy này sẽ sản xuất thức ăn cho tôm hùm với công suất 1.000 tấn hàng năm.

Tỉnh Long An tại ĐBSCL cũng có kế hoạch tăng diện tích nuôi trồng thủy sản thêm 200ha lên xấp xỉ 9.200ha và dự kiến sẽ sản xuất 52.550 tấn các sản phẩm thủy sản trong năm 2018. Để đạt mục tiêu này, tỉnh sẽ thắt chặt quản lý nuôi trồng thủy sản thương mại và thông báo danh sách các loại thủy sản nước ngọt nằm trong chính sách hỗ trợ phát triển của tỉnh tại khu vực Đồng Tháp Mười. Tỉnh cũng sẽ cải thiện các mạng lưới cung ứng điện cho nuôi trồng thủy sản, nạo vét các hệ thống thủy lợi và ứng dụng các tiêu chuẩn đối với các nhà sản xuất giống thủy sản nhằm quản lý chất lượng con giống. Ngoài ra, tỉnh cũng tìm cách tăng cường quản lý môi trường nước thông qua giám sát chất lượng nước định kì và khuyến nghị xử lý nước nếu cần thiết.

Theo FIS, Seafood Source
Đăng ngày 08/01/2018
Gappingworld
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 04:10 26/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 04:10 26/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 04:10 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 04:10 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 04:10 26/04/2024