Các trang trại nuôi cá hồi Đại Tây Dương chuyển đến các vùng biển mở để tránh rận biển

Các công ty nuôi cá hồi Đại Tây Dương đang thiết kế những lồng nuôi cá khổng lồ ở các vùng biển mở trong một sự chuyển hướng căn bản để từ bỏ việc nuôi cá hồi ở các vùng nước ven bờ ít sóng gió, nơi rận biển đã làm trì trệ nền công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Các trang trại nuôi cá hồi Đại Tây Dương chuyển đến các vùng biển mở để tránh rận biển
Nordlaks là một công ty nuôi cá hồi Na Uy đang đề xuất một kiểu thiết kế mới dành cho trang trại nuôi cá. Kiểu trang trại này dài 400 m, có khả năng chịu đựng được các điều kiện sóng gió ở biển khơi nhằm tránh xa các khu vực ven biển, nơi c

Hiện trạng nuôi cá hồi Na Uy

Những nổ lực thiết kế các lồng nuôi kiểu mới của Na Uy, nơi chiếm 54% sản lượng cá hồi Đại Tây Dương nuôi trong 2016, sẽ phải đương đầu với các cơn bão đại dương, có thể xé rách các lồng nuôi và hàng ngàn con cá sẽ thoát ra ngoài. Những con cá này sẽ phá vỡ các quần đàn cá hồi Đại Tây Dương tự nhiên thông qua sự giao phối.

Bộ trưởng Nghề cá Na Uy, Per Sandberg, đã phát biểu với Reuters về vấn đề các kí sinh trùng thường làm lây lan các bệnh truyền nhiễm kháng kháng sinh: “Ngành công nghiệp này phải phát triển và phải giải quyết những thách thức về môi trường mà nó đang đối mặt, đặc biệt là liên quan đến rận cá hồi”.

Số cá hồi nuôi ở Na Uy chết trước khi trưởng thành là 1/5, một phần là do những con rận hút máu nhỏ xíu bám chặt trên da của những con cá khỏe nhất.

Rận biển cũng gây ra những trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản ở các nước khác. Chúng có khuynh hướng tập trung ở các vùng nước yên tĩnh trong các vịnh của Na Uy, nơi hiện có các trang trại nuôi cá hồi. Việc chuyển ra nuôi ở ngoài khơi sẽ làm cá nuôi tiếp xúc với các dòng hải lưu, giúp loại bỏ các ấu trùng của rận biển.

Lãnh đạo Bộ Nghề cá Na Uy đang tìm kiếm những mẫu thiết kế trại cá mới mẻ cho cả ở vùng biển xa bờ và ven biển, thời gian thực hiện trong vòng hai năm và kèo dài đến tháng 11/2017. Cho đến nay, có một vài mẫu thiết kế đã được chấp thuận và khoảng 40 mẫu khác đang được xem xét.

Có nhiều ý tưởng vay mượn từ nền công nghiệp dầu khí.

Việc nuôi cá lồng ngoài khơi có sức hấp dẫn, nó mở ra những vùng biển hầu như không giới hạn để thiết lập các trang trại nuôi cá hơn là ở các vịnh, hấp dẫn các nhà đầu tư và làm thay đổi ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Năm 2016, Na Uy sản xuất 1,1 triệu tấn cá hồi, gấp hai lần so với Chilê là nhà sản xuất lớn thứ hai, xuất khẩu và thu về 7,6 tỷ USD. Các nơi sản xuất cá hồi nuôi nhỏ hơn là Anh, Canada và Quần đảo Faroe.

Nhưng kể từ năm 2012, sản lượng cá hồi nuôi của Na Uy, chủ yếu của các công ty Marine Harvest, SalMar và Leroy Seafood, đã có rất ít thay đổi do dịch bệnh và thiếu vị trí để đầu tư, ngay cả khi nhu cầu tăng đã đẩy giá cá hồi lên cao kỷ lục.
Những nguy cơ từ bão

Giám đốc điều hành của Marine Harvest, Alf-Helge Aarskog, nói với Reuters về một loạt các mẫu thiết kế mà công ty đề xuất: “Chúng tôi sẽ đưa dự án này hoạt động một cách tốt nhất, không có bệnh rận trên cá hồi, với chi phí thấp nhất và không có con cá nào thoát được ra môi trường bên ngoài”.

Những lồng nuôi ven biển thỉnh thoảng bị hư hỏng do những cơn bão, gây tổn hại đến các quần đàn cá hồi tự nhiên từ sông Spey ở Scotland cho đến sông Alta của Na Uy. Trong khi đó, các trang trại ở ngoài biển khơi sẽ chịu ảnh hưởng bởi sóng và gió mạnh hơn nhiều.

Năm ngoái, 126.000 con cá hồi đã thoát khỏi các trang trại nuôi ở Na Uy.

Ingrid Lomelde, thuộc nhóm bảo tồn của WWF tại Na Uy nói rằng: “Những con cá nuôi thoát ra sẽ lai giống với cá hồi tự nhiên - gây ra những vấn đề về di truyền”.

Cá nuôi được chọn giống để tăng trưởng nhanh và béo hơn những người anh em khỏe mạnh ở ngoài tự nhiên. Việc lai giống giữa chúng có thể sản sinh ra những con cá quá yếu, ví dụ để vượt qua những thác nước để đến được nơi đẻ trứng.
Trong số các thiết kế đã được phê duyệt, SalMar đang xây dựng cái gọi là “Trại cá ngoài khơi đầu tiên trên thế giới’ để khởi công vào cuối năm 2017 - một công trình hình tròn, dài 110 m, nổi giống như một giàn khoan, bên dưới là những lồng lưới khổng lồ treo lủng lẳng.

Một công trình xây dựng bằng sắt trắng và sắt vàng trị giá 82 triệu USD đang được làm tại Trung Quốc và sẽ đủ lớn để nuôi hơn một triệu con cá hồi.

Trond Tuvstein, giám đốc tài chính của công ty SalMar, cho biết họ đang bắt đầu lắp đặt các hệ thống neo đậu ở ngoài khơi bờ biển miền Trung Na Uy và sẽ không có một con cá nào trốn thoát được.

Ở Chilê, Felipe Sandoval, người đứng đầu nhóm ngành công nghiệp nuôi cá hồi SalmonChile, cho biết chính phủ muốn nghiên cứu nhiều hơn về nuôi cá ở các khu vực hở và ngoài khơi và họ sẽ phải đợi một thời gian để xem việc này diễn ra như thế nào.

Hầu hết các thiết kế được chấp thuận ở Na Uy vẫn nằm trên bảng vẽ. Thiết kế của công ty Marine Harvest là một bể kín, hình trứng, cao 44 m, nước nuôi cá đã được lọc để ngăn chận rận biển, hoặc của Nordlaks là một trang trại nuôi cá dài 400 m có hình dạng một con tàu chở dầu siêu hạng.

Kiểu thiết kế trang trại dạng “Trứng”

Giám đốc điều hành Aarskog cho biết: Marine Harvest hy vọng sẽ bắt đầu chế tạo một mẫu đầu tiên dạng “Trứng” vào giữa năm 2017. Kiểu thiết kế lồng nuôi dạng kín sẽ phù hợp với vùng nước yên tĩnh ở các vịnh hẹp, được các nhà bảo vệ môi trường và các chủ sông ủng hộ như là một cách cô lập các bệnh xảy ra trên cá nuôi.

Theo Tore Toenseth, một nhà phân tích tại SpareBank 1 Markets ở Oslo, thì nếu thành công, những công nghệ này sẽ cho phép nuôi trồng thủy sản ở những vùng biển hở trên toàn cầu, trong đó có các loại cá nuôi khác như cá chẽm hoặc cá tráp.
Các công ty đang sẵn sàng đầu tư hàng trăm triệu cu-ron vào các công nghệ mới, một phần là do Na Uy sẽ trao giấy phép hoạt động cho các trang trại nuôi cá mới gần như miễn phí.

Đăng ngày 28/04/2017
CTV ĐÀO MINH Lược dịch
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 07:39 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 07:39 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 07:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 07:39 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 07:39 29/03/2024