Cần chế tài mạnh ngăn chặn khai thác trái phép nước ngoài

Đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài không những bị thu giữ hoặc phá hủy phương tiện, thuyền viên bị bắt phạt tù, mà còn ảnh hưởng đến tình hình ngoại giao với các nước bạn, đẩy các hàng trăm doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hải sản vào thế khó.

Cần chế tài mạnh ngăn chặn khai thác trái phép nước ngoài
Cần có chế tài mạnh hơn để ngăn chăn khai thác trái phép nước ngoài. Ảnh minh họa: Internet

Việc ngăn chặn tình trạng đánh bắt hải sản trái phép là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều ngành, cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương.

Các vụ vi phạm gia tăng

Là một trong những ngư trường trọng điểm của phía Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu có số lượng tàu bè đánh bắt hải sản thuộc tốp đầu cả nước. Tính đến tháng 12-2017, toàn tỉnh có 6.282 tàu bè hoạt động các nghề như lưới vây, lưới rê, lưới kéo, dịch vụ hậu cần thủy sản và các nghề có chọn lọc khác. Trong đó, số tàu đánh bắt xa bờ chiếm 49%.

Giai đoạn 2010 - 2015, số phương tiện, thuyền viên của tỉnh bị nước ngoài bắt giảm mạnh và được Bộ NN-PTNT đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác ngăn chặn đánh bắt thủy hải sản trái phép có tính bền vững. Cụ thể, năm 2010 có 66 chiếc tàu với 444 thuyền viên bị bắt giữ, nhưng các năm tiếp theo, số tàu thuyền và số thuyền viên bị bắt chỉ còn hơn 1/3. Tuy nhiên, gần 2 năm trở lại đây, tình trạng tàu cá của tỉnh đánh bắt thủy hải sản trái phép lại có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Năm 2016, số tàu bị bắt đã tăng lên gấp đôi năm 2015, còn số thuyền viên tăng lên gấp 3 lần. Năm 2017, số vi phạm tiếp tục tăng lên gấp rưỡi so với năm 2016, tập trung ở các địa bàn như xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền), TP Vũng Tàu và huyện Xuyên Mộc. Đa số tàu cá bị nước ngoài bắt giữ là hoạt động nghề lưới kéo - loại phương tiện không hiệu quả, khai thác mang tính hủy diệt trên vùng biển nước ta.

Một thuyền viên ở TP Vũng Tàu từng tham gia đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Indonesia bị cảnh sát nước này bắt giữ hơn một tháng cho biết, mới đi chuyến đầu hơn một tháng, về được chia 35 triệu đồng, chuyến thứ hai thì bị bắt. Theo anh này, nguyên nhân mà các chủ tàu cá không ngại bị đánh chìm ghe vì khai thác thủy sản trên vùng biển nước ngoài mang lại lợi nhuận lớn hơn nhiều do khai thác ngư trường trong nước.

Một chủ tàu cá tại xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) cũng thừa nhận: Biết là có thể bị bắt, thậm chí bị sử dụng vũ lực nhưng nếu không ra biển nước ngoài đánh bắt thì sau mỗi chuyến tàu về không có tiền công trả cho thuyền viên. Vì lợi nhuận mỗi chuyến có thể cả tỷ đồng nên nhiều tàu thuyền vẫn bất chấp nguy hiểm để làm.

Ngoài ra, một nguyên nhân hết sức quan trọng dẫn đến việc đánh bắt hải sản trái phép thời gian qua là chế tài xử phạt và việc áp dụng chế tài đối với tàu cá và ngư dân vi phạm chưa đủ sức răn đe, chưa đủ mạnh. Công tác quản lý cũng còn gặp khó khăn do lực lượng chức năng trên biển, vùng biển giáp ranh còn hạn chế, việc phối hợp chưa chặt chẽ, nhiều tàu không gắn định vị và không cập nhật vị trí đánh bắt, né tránh khai báo khi bị bắt.

Cần chế tài mạnh

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 689/CT-TTg và các Công điện 1329/CĐ-TTg và Công điện số 732/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép vùng biển nước ngoài, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện nhiều nhóm giải pháp, đặc biệt, tại các địa phương có lượng tàu cá bị bắt giữ nhiều. Không cấp giấy phép khai thác thủy sản, không cho đóng mới đối với chủ tàu có tàu cá tái phạm, tàu cá bị bắt giữ chuộc, thả hoặc trốn về nước; tạm dừng chuyển quyền sở hữu và tước quyền giấy phép khai thác thủy sản từ 6 tháng đến 1 năm đối với tàu cá vi phạm lần đầu; đình chỉ vĩnh viễn đối với tàu cá tái phạm, chủ tàu không được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Tỉnh đang triển khai kế hoạch chuyển đổi nghề lưới kéo và khai thác ven bờ kết hợp với triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67 của Chính phủ. Lộ trình từ nay đến 2020 cơ bản không còn nghề lưới kéo trên địa bàn tỉnh. Tỉnh không phát triển tàu vỏ gỗ trong thời gian tới (kể cả mua tàu vỏ gỗ ngoài tỉnh), chỉ được đóng mới tàu vỏ gỗ thay thế tàu cũ; tập trung đầu tư tàu vỏ thép, tàu composite có công suất lớn, hiện đại, tham gia đánh bắt xa bờ; bắt buộc tàu đánh bắt xa bờ phải lắp thiết bị giám sát hành trình để kiểm soát và kịp thời phát hiện phương tiện xâm phạm vùng biển các nước, xử lý nghiêm đối với trường hợp cố tình tắt thiết bị thông tin liên lạc. “Sở cũng đang tham mưu cho tỉnh ra nghị quyết để các ngành chức năng cùng vào cuộc, phối hợp giải quyết chứ không chỉ riêng ngành nông nghiệp như hiện nay”, ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết.

SGGP
Đăng ngày 14/12/2017
Nông Ngân
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 22:03 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 22:03 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:03 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 22:03 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:03 16/04/2024