Cạnh tranh bán lẻ tại Trung Quốc tin tốt cho các nhà xuất khẩu thủy sản

Chắc chắn sẽ có ai đó thách thức lời tuyên bố của nhà bán lẻ trực tuyến JD.com gần đây rằng JD.com mở ra “chuỗi cửa hàng tạp phẩm cao cấp đầu tiên” của Trung Quốc.

Cuộc cạnh tranh bán lẻ tại Trung Quốc là tin tốt cho các nhà xuất khẩu thủy sản
Ảnh minh họa: L.Lê

Cung cấp cá hồi, tôm hùm và cua, chuỗi cửa hàng tạp hóa 7FRESH mới khai trương là hoạt động đầu tư của JD.com vào mảng kinh doanh mà hai công ty trực tuyến lớn của Trung Quốc là Alibaba và Tencent đã nhảy vào. JD.com không phải là tay chơi mới trên thị trường thực phẩm, khi đã bước chân vào cung cấp thực phẩm tươi trực tuyến từ năm 2012 thông qua JD Fresh, vốn là doanh nghiệp con độc lập, chuyên kinh doanh thực phẩm tươi vào tháng 1/2016, sau khi xây dựng hệ thống mà JD.com tuyên bố là “mạng lưới logistic chuỗi lạnh lớn nhất Trung Quốc”. Các sản phẩm thịt và thủy sản tươi, đông lạnh của JD Fresh đến từ hơn 2.000 đối tác, theo JD.com cho biết.

Nhưng rõ ràng JD đã nhận thấy một cơ hội khi triển khai 7FRESH gần đây. Trên thực tế, các thành phố lớn như Bắc Kinh đã có vài năm phát triển các hệ thống siêu thị phục vụ thị trường ngách, cao cấp dành cho người nước ngoài và những người Trung Quốc giàu có, sẵn sàng chi tiền cho các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu. Thịt bò và thủy sản nhập khẩu được o bế ở cả hai hệ thống siêu thị trên. Thị trường còn có những người bán lớn khác như chuỗi cửa hàng Hema Xiansheng do tập đoàn trực tuyến Alibaba vận hành.

Tuy nhiên, hy vọng là chuỗi các cửa hàng 7FRESH sẽ chào bán hàng hóa với giá cạnh tranh, bên cạnh hàng loạt quảng cáo tung ra khi khai trương, như xe đẩy đồ tự động. Tuy nhiên, 7FRESH sẽ phải cạnh tranh với Super Species, một chuỗi mới mở của chuỗi siêu thị Yonghui tại Thượng Hải, với sự hỗ trợ từ công ty internet lớn nhất Trung Quốc về vốn hóa thị trường là Tencent, hiện đang nắm 5% cổ phần tại Yonghui.

Giống như 7FRESH, Super Species cũng cung cấp các trải nghiệm ẩm thực tại chỗ, nơi khách hàng có thể mua nguyên liệu và yêu cầu chế biến tại chỗ. Cả hai chuỗi này đều sử dụng dữ liệu khách hàng và công nghệ để vận hành. Tencent đang sử dụng mạng lưới blog Weixin và hệ thống thanh toán di động để thu thập dữ liệu khách hàng, đồng thời xúc tiến thương mại các sản phẩm của Super Species trên khắp mạng Weixin và các sàn thương mại điện tử khác.

Cuộc cạnh tranh là tốt cho thị trường bán lẻ thực phẩm Trung Quốc, vốn từ lâu bị thống trị bởi các công ty nhà nước độc quyền. Đồng thời, làn sóng mới của các nhà bán lẻ này cũng là một điều kiện tích cực cho các công ty trên thị trường quốc tế đang tìm cách xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Ngành nhập khẩu của Trung Quốc cũng bị thống trị bởi các nhà nhập khẩu thủy sản được cấp phép hoặc liên kết hợp tác với các công ty như Alibaba và JD.com, sở hữu cơ sở hạ tầng để tìm kiếm và xử lý các sản phẩm thủy sản nhập khẩu.

Tuy nhiên, tương lai lại bấp bênh đối với các công ty tại Bắc Kinh và Thượng Hải, vốn đã thống trị thị trường thương mại truyền thống, đồng thời cung ứng thực phẩm cho các khách sạn, chợ truyền thống, nhà hàng và các nhà bán lẻ. Họ đang bị suy giảm khả năng cạnh tranh trước khả năng những tay chơi mới trên thị trường có thể cung cấp giá minh bạch và giao hàng tận nhà nhanh chóng tới từng khách hàng lẻ. Với mỗi chuỗi siêu thị mới ra đời kể trên đều cung cấp dịch vụ giao hàng thực phẩm trong vòng 30 phút trong bán kính 3km từ các cửa hàng, những người Trung Quốc nghiện thủy sản sẽ không còn cần phải thân chinh tới các chợ để mua hàng.

Ngay cả những chuỗi đồ ăn nhanh cũng có thể cảm thấy sức nóng, khi cả KFC và McDonald’s đều đang tung ra các nhãn hiệu cao cấp hơn để nhắm tới những cư dân thành thị Trung Quốc giàu có, với giá bán cao hơn, bao gồm thủy sản.

Tất cả diễn biến này cho thấy cấu trúc và thứ bậc truyền thống của thị trường nhập khẩu đang hoàn toàn bị đảo lộn. Các nhà bán lẻ truyền thống tại Trung Quốc đang nỗ lực đối phó với sự đổ bộ của Tencent và Alibaba, với nỗ lực cải thiện hình ảnh và vốn hóa lớn trên thị trường.

Bằng cách kết nối với Tencent, có vẻ Yonghui đang lựa chọn cách hợp tác hơn là đối đầu. Và trong một mạng lưới mối quan hệ ngày càng phức tạp, một trong hai nhà bán lẻ trực tuyến dẫn đầu Trung Quốc, JD.com cũng có 10% cổ phần tịa Yonghui, với các hoạt động xúc tiến thông qua dịch vụ JD Daojia, cho phép khách hàng của các siêu thị Yonghui mua hàng hóa trực tuyến. Tương tự, Alibaba, công ty từ lâu được coi là ông vua thương mại trực tuyến của Trung Quốc, cũng có cổ phần trong chuỗi siêu thị Lianhua.

Còn rất nhiều diễn biến mới trong câu chuyện này, đặc biệt là các siêu thị được sở hữu một phần bởi các công ty internet đang tìm cách mở rộng địa bàn kinh doanh. Hiện vẫn chưa rõ các công ty này có thể tận dụng lợi thế dữ liệu khách hàng đến đâu – vốn là thế mạnh khi họ liên tục thu thạp dữ liệu từ các mạng xã hội, các dịch vụ điện toán đám mây, và các hệ thống thanh toán trực tuyến) để nhắm tới các đối tượng khách hàng cụ thể. Ngoài ra, có khả năng là Alibaba, JD và Tencent sẽ tìm kiếm các cơ hội sát nhập hoặc mở rộng vào các ngành kinh doanh thực phẩm và đồ uống như các dịch vụ tiện lợi, thực phẩm hoặc đồ uống.

Một điều chắc chắn là sự thăng hoa của thị trường bán lẻ Trung Quốc, với các lựa chọn và các liên minh đang thiết lập, là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu thủy sản cũng như người tiêu dùng.

Seafood Source
Đăng ngày 17/01/2018
Gappingworld
Thế giới

Gỡ khó trong kiểm soát cá tầm nhập khẩu

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu cá tầm, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và đang phối hợp, đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải pháp kiểm soát ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Cá tầm Việt Nam
• 07:00 18/05/2021

Siết chặt nhập khẩu cá tầm

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại.

• 10:57 25/02/2021

Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm sang Việt Nam

Ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc và Việt Nam được xem là một trong những thị trường triển vọng của ngành hàng này.

Tôm hùm alaska
• 14:26 02/12/2019

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ

Theo tờ tin South China Morning Post, Trung Quốc đã tăng thuế bổ sung từ 25% lên 35% đối với cá hồi, cá tuyết, tôm hùm, mực và cá minh thái Alaska của Mỹ. Biện pháp áp đặt thuế mới nhất này được Trung Quốc đưa ra trong cuộc chiến thương mại kéo dài 14 tháng với Mỹ, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9/2019. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ miễn thuế đối với nguyên liệu NK để chế biến và tái xuất.

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ
• 13:30 23/09/2019

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 08:46 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 08:46 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 08:46 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 08:46 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 08:46 19/04/2024