Chân dung “kẻ vận chuyển thức ăn” cho đáy đại dương

Sinh vật kỳ lạ này có tên là Larvaceans sống cách mặt nước khoảng vài trăm mét. Bằng cách hấp thụ, xử lí tất cả các chất dinh dưỡng trôi nổi trên bề mặt đại dương, Larvaceans đã giúp duy trì cuộc sống của các sinh vật ở tầng đáy.

Chân dung “kẻ vận chuyển thức ăn” cho đáy đại dương
Sâu bên dưới đại dương tồn tại một loài sinh vật chỉ nhỏ hơn lòng bàn tay nhưng được mệnh dạnh là 'anh nuôi' của đáy đại dương.

Sinh vật kỳ lạ này có tên là Larvaceans sống cách mặt nước khoảng vài trăm mét. Bằng cách hấp thụ, xử lí tất cả các chất dinh dưỡng trôi nổi trên bề mặt đại dương, Larvaceans đã giúp duy trì cuộc sống của các sinh vật ở tầng đáy.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Science Advances, những sinh vật nhỏ bé là hải súc, động vật có tủy sống sơ khai nhưng không có xương sống thực gồm phần đầu có hình dáng giống nòng nọc và phần đuôi như là một xúc-tua với lớp dịch nhầy.

Chúng có khả năng lọc nước vô cùng ấn tượng. Trong 1 giờ, chúng có thể lọc sạch gần 19 lít nước như loại nước chúng ta hay sử dụng hàng ngày. Những larvaceans khổng lồ có thể lọc toàn bộ nước xung quanh chúng trong Vịnh Monterey (Mỹ) trong vòng 500 ngày. Nếu toàn bộ cá thể cùng làm việc một lúc với năng suất đều đặn, lượng nước tương tự sẽ được lọc sạch chỉ trong vỏn vẹn 13 ngày. Và thông qua năng lực này, các thức ăn đi theo luồng nước cũng sẽ được thanh lọc để di chuyển giữa các tầng của đại dương.

Để hiểu chính xác cơ chế hoạt động của chúng, các nhà khoa học tại Học viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey đã trang bị một chiếc xe điều khiển từ xa với bộ chiếu sáng lazer nhằm dõi theo chi tiết hành trình xử lý các mẫu thức ăn khi chúng bơm nước vào miệng thông qua xúc-tua chứa đầy dịch nhầy. Mọi thông tin từ chiếc máy quay video trên chiếc xe đã được các nhà khoa học ghi chép lại và công bố kết quả trên tạp chí Science Advances trong thời gian gần đây.

Chân dung “kẻ vận chuyển thức ăn” cho đáy đại dương

Theo đó, sau khi lọc thức ăn theo nguồn nước hấp thụ, phần đầu của Larvaceans sẽ "nhả" trở lại bề mặt đại dương những chất dinh dưỡng chúng không cần. Cơ thể Larvacean tiếp tục xử lý chất dinh dưỡng và tạo ra một màng nhầy để mang theo thức ăn. Và khi lớp màng nhầy này quá nặng, phần màng nhầy này kèm theo một số chất dinh dưỡng sẽ được "nhả" xuống đáy đại dương. Cứ như thế, phần "chất thải" này sẽ nuôi sống hệ sinh thái dưới đáy đại dương.

Chân dung “kẻ vận chuyển thức ăn” cho đáy đại dương

Larvaceans được xem như một hệ thống tiêu hóa khổng lồ ki diệu của đại dương, tái sử dụng và vận chuyện hiệu quả toàn bộ chất dinh dưỡng mà không hề lãng phí. Và với tình trạng thức ăn khan hiếm ở các tầng đáy, sự tồn tại quan trọng của chúng là không thể bàn cãi.

 

Đăng ngày 15/05/2017
Khám Phá
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 17:52 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 17:52 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:52 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:52 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:52 20/04/2024