Có nên nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt?

Từ năm 2015 đến nay, nông dân một số xã ở huyện Tam Nông, Đồng Tháp đã bỏ tôm càng xanh chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.

ao tôm
Vùng nuôi tôm càng xanh trước đây giờ phần lớn đã được chuyển sang nuôi tôm thẻ

Mặc dù ngành chức năng không khuyến khích, song đến nay toàn huyện đã có tới 149,3ha tôm thẻ.

Ông Hứa Văn Điển, xã Phú Thành B cho biết, gia đình ông chuyển sang nuôi tôm thẻ và đã có 4 vụ thành công. Tôm càng xanh trước đây chỉ nuôi lời được một, hai vụ sau đó thì toàn lỗ, nợ ngân hàng trên 1 tỷ đồng. Cuối năm 2015, thấy một số hộ xung quanh chuyển sang nuôi tôm thẻ thành công nên ông chuyển sang nuôi thử, lúc đầu là nuôi ghép với tôm càng xanh sau đó mới chuyển hẳn sang tôm thẻ, chỉ sau hơn 1 năm nuôi đã trả gần dứt nợ ngân hàng.

Để nuôi tôm thẻ, người dân phải “thuần” con giống trên bể hoặc trong ao nhỏ (khoảng 15 ngày) trước khi thả xuống nuôi và cung cấp đủ lượng khoáng nên con giống phát triển tốt ở vùng nước ngọt mà không cần sử dụng nước giếng.

Nhiều nông dân cũng cho biết, so với nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm thẻ có năng suất và giá cao hơn, trong khi thời gian nuôi chỉ hơn 2 tháng nên dễ xoay vòng vốn.

“Tôm thẻ thường chỉ nuôi khoảng 55 - 60 là cho thu hoạch với sản lượng trung bình khoảng 1,5 - 1,6 tấn/ha, giá bán 100 - 120 ngàn đồng/kg, lãi khoảng 75 - 80 triệu đồng, trong khi nuôi tôm càng xanh phải chia nhiều đợt thu hoạch, giá bán không cao”, ông Phạm Văn Tiễn, xã Phú Thành B cho biết.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cho hay, sau khi UBND tỉnh có công văn không cho người dân khoan giếng nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt, địa phương đã tiến hành rà soát và trám lấp toàn bộ giếng khoan dùng lấy nước nuôi tôm trước đó, với số lượng từ năm 2016 đến nay là 63 giếng.

Quan điểm của huyện là không khuyến khích tăng diện tích nuôi và khoan giếng lấy nước. Huyện đề xuất với Sở NN-PTNT cho thử nghiệm mô hình nuôi tôm thẻ nước ngọt tại một hộ trên địa bàn xã Phú Thành B. Sở cũng đã tổ chức hội thảo để đánh giá về hiệu quả của mô hình, tuy nhiên vẫn chưa ngã ngũ việc cấm nuôi hay không. Về lâu dài địa phương kiến nghị có đề tài nghiên cứu sâu về tác động của con tôm thẻ đối với vùng nước ngọt để có cơ sở đánh giá cũng như trả lời bà con…


Chuyển sang nuôi tôm thẻ, gia đình ông Hứa Văn Điển đã trả gần hết nợ ngân hàng

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, quan điểm của ngành là không cấm nuôi tôm thẻ mà đưa tôm thẻ vào loại vật nuôi quản lý có điều kiện. Trong đó, các điều kiện cụ thể đó là, quản lý những nơi đã nuôi không vi phạm các điều kiện về vùng nuôi, không khoan giếng, rải muối tác động làm cho nước lợ… Nếu đảm bảo đủ các điều kiện này thì sẽ xem xét.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, khi chưa có nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực nghiệm chính xác về vấn đề này thì việc phát triển tôm thẻ vùng nước ngọt là không đúng quy định. Tỉnh sẽ kiến nghị Bộ NN-PTNT chỉ đạo Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở NN-PTNT có nghiên cứu đánh giá việc nuôi tôm thẻ vùng nước ngọt. Trước mắt phải quản lý chặt việc nuôi tôm thẻ theo hiện trạng có sự đánh giá của các ngành chức năng.

Nông Nghiệp Việt Nam, 17/08/2017
Đăng ngày 17/08/2017
Trần An
Nuôi trồng

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 04:44 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 04:44 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 04:44 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 04:44 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 04:44 19/04/2024