Đặt cược vào tôm

Gia tăng giá trị cho con tôm để tạo lực đẩy mới cho lĩnh vực xuất khẩu tôm vươn tới con số 10 tỉ USD.

Đặt cược vào tôm
Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao 315 hecta mới đưa vào hoạt động. Ảnh: Báo Dân Trí

Gia tăng biên lợi nhuận cho tôm

Để chạm tới con số 10 tỉ USD, ngành tôm Việt Nam dự kiến sẽ có nhiều thay đổi. Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là thủ phủ của ngành tôm. Tại đây, các hoạt động từ sản xuất tôm giống, nguồn thức ăn, nuôi trồng, ngành chế biến tôm sẽ được quy hoạch, liên kết tạo thành chuỗi khép kín. Mỗi hoạt động sẽ ứng dụng khoa học, công nghệ và tự động hóa để đạt tới chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Cụ thể hơn, Chính phủ đã quyết định thành lập “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu” rộng hơn 400 ha. Tại khu này, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu, cho biết, tỉnh đã giao cho Tập đoàn Việt Úc 315ha, còn hơn 100ha thì giao cho 6 doanh nghiệp lớn khác vào đầu tư, trình diễn các mô hình mới về sản xuất tôm.

Thực tế, ở Bạc Liêu, bên cạnh Việt Úc còn có sự góp mặt  đáng chú ý của các doanh nghiệp như Trúc Anh, Hải Nguyên. Mô hình nuôi tôm của Trúc Anh là siêu thâm canh, ứng dụng công nghệ biofloc. Còn Hải Nguyên từ nhiều năm trước đã nuôi tôm trong nhà kính. Những mô hình nuôi tôm này có thể nuôi 2-3 vụ/năm, cho năng suất cao (120-300 tấn/ha, với mật độ thả  tôm gấp 4-5 lần bình thường), hạn chế dịch bệnh, kiểm soát được chất lượng, giảm thiểu rủi ro.

Về phía tỉnh Cà Mau cũng được quy hoạch thành một trong những vựa tôm lớn nhất vùng . Trong đó, vùng nuôi tôm theo công nghệ cao dự kiến chiếm khoảng 800-1.000ha. Tập đoàn Minh Phú hiện là đơn vị đứng đầu ngành tôm ở Minh Phú, cũng là dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm. Trong chuyển biến mới, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Minh Phú từng kỳ vọng Tập đoàn có thể đạt doanh thu xuất khẩu tôm 2 tỉ USD vào năm 2025.

Trước mắt, theo báo cáo từ Công ty, 11 tháng đầu năm 2017, Minh Phú đã ghi nhận doanh thu xuất khẩu đạt trên 627,5 triệu USD, tăng hơn 22% so với cùng kỳ. Như vậy, chặng đường cho 8 năm tới của Minh Phú là phải đạt con số gấp ba lần hiện tại.

Để đạt tới mục tiêu này, ông Lê Văn Quang cho biết, Minh Phú sẽ thay đổi tư duy trong nuôi tôm, xây dựng thương hiệu, công nghệ, chú trọng thành lập các doanh nghiệp xã hội ở các hình thức nuôi...  Minh Phú cũng sẽ chuyên sâu theo hướng khép kín quy trình, từ con giống, thức ăn, chuỗi cung ứng, chế biến và xuất khẩu tôm. Không riêng Minh Phú, Việt Úc cũng quyết dấn bước sâu hơn vào chuỗi giá trị ngành tôm.

Trước nay, Việt Úc được biết đến như Tập đoàn dẫn đầu về tôm giống Việt Nam, chiếm 25% thị phần cả nước. Ngoài ra, Việt Úc cũng kinh doanh thức ăn cho tôm.

Tuy nhiên, những thử nghiệm về nuôi tôm thương phẩm đã cho lãnh đạo Tập đoàn Việt Úc nhìn nhận mới. Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu tôm, có đủ điều kiện khí hậu, sông nước thuận lợi cho nuôi tôm. Tôm lại là mặt hàng được ưa thích trên thế giới và cho giá trị rất cao. Giá bán 1 con tôm còn cao giá hơn 1 một tạ lúa.

Theo ông Đặng Quốc Tuấn, nếu làm tốt, làm đúng, giá trị con tôm sẽ còn tăng và giới đầu tư có thể đạt tới biên lợi nhuận 70%. Không chỉ thế, nếu đầu tư theo mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nhà đầu tư có thể đạt tỉ lệ thành công lên đến 70-75%. Đây là tỉ lệ thành công cao gấp 2-3 lần so với cách nuôi thông thường.

Hướng đi này còn đặc biệt quan trọng trong thời điểm ngành thủy sản của Việt Nam sẽ gặp khó khăn rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu về tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng thức ăn nuôi thủy sản có nguồn gốc động vật và chống đánh bắt bắt cá trái phép... Đáng lưu ý là việc Liên minh châu Âu (EU) “rút thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác vào quý III/2017.

Tôm cũng là mặt hàng có dư địa thị trường lớn. Mười năm qua, dù ngành tôm Việt Nam chưa chú trọng vào công nghệ cao nhưng giá trị con tôm xuất đi cũng đã tăng gần 3 lần. Nếu tôm được tổ chức, quy hoạch bài bản, ông Đặng Quốc Tuấn tin tưởng, con tôm Việt Nam sẽ còn phát triển lớn mạnh. Trên cơ sở nhìn nhận tiềm năng thị trường, mới đây, mới đây Việt Úc đã đưa vào hoạt động  Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao ở Bạc Liêu, trên diện tích 315ha  được giao. Ở đây,Việt Úc dự kiến không chỉ sản xuất giống, lập các trại nuôi tôm thâm canh mà còn xây nhà máy chế biến thức ăn, chế biến tôm xuất khẩu.

Rào cản công nghệ

Như vậy, so với Minh Phú, Việt Úc đã có sự đầu tư tập trung, tự chủ, tham gia khép kín chuỗi giá trị ngay từ đầu.Theo ông Đặng Quốc Tuấn, đây là cách để Việt Úc kiểm soát chất lượng ở mức cao nhất. Dự kiến toàn bộ vùng nuôi của Việt Úc sẽ là thâm canh công nghệ cao, nuôi trong nhà kính.

Cách thức này đỏi hỏi vốn đầu tư rất cao. Việt Úc ước chi khoảng 1000 tỉ đồng cho hoạt động đầu tư vào tôm. Trong đó, riêng đầu tư trại nuôi tôm công nghệ cao rất tốn kém. Theo tính toán từ phía Việt Úc, mỗi hecta nuôi tôm nhà kính ước cần vốn đầu tư khoảng 6-7 tỉ đồng.  Ông Đặng Quốc Tuấn xác nhận, vốn đầu tư sẽ đều bằng nguồn tự có. Nguồn lực tài chính mạnh, quỹ đất lớn là những tiêu chí không dễ đạt tới cho một đơn vị muốn dấn bước sâu vào ngành tôm.

Ngoài ra, tôm cũng là loài dễ bị dịch bệnh. Theo những người trong ngành, chỉ cần xử lý nước không đúng, cho ăn không đúng, con tôm cũng dễ mắc bệnh. Hay việc đầu tư khung nhà kính, nếu không để ý, dàn khung dễ bị ăn mòn và sinh ra hóa chất có hại cho tôm.

Rõ ràng, nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi đầu tư đồng bộ. Ngay ở giai đoạn thử nghiệm, Việt Úc đã phải mất nhiều thời gian mới chọn được hệ thống nhà kính của Israel,các kỹ thuật, công nghệ nuôi tôm từ Úc, kỹ thuật xử lý nước của Đức, Mỹ, thức ăn Novaq... Với các đầu tư kỹ lưỡng, Việt Úc kỳ vọng có thể kiểm soát chất lượng và các rủi trong ngành tôm. Mục tiêu đến năm 2019-2020, Tập đoàn này có thể đạt 600.000-700.000 tấn tôm thương phẩm, chiếm khoảng 8% sản lượng tôm xuất khẩu cả nước. Từ năm 2020, trong cơ cấu doanh thu của Việt Úc, tôm thương phẩm có thể sẽ là nguồn đóng góp chính.

Theo Nhịp Cầu Đầu Tư
Đăng ngày 31/01/2018
Khoa học

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:06 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:06 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:06 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:06 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:06 25/04/2024