“Đột phá” khâu cá giống để cá tra phát triển bền vững

Muốn cá tra phát triển bền vững, ổn định và chiếm lĩnh thị trường quốc tế cần đặc biệt quan tâm đến khâu sản xuất và đầu ra. Để tạo ra những sản phẩm “vừa lòng” các thị trường khó tính phải bắt đầu từ điều căn cơ nhất chính là cá giống. “Đột phá” công đoạn tạo ra cá giống sẽ là “bàn đạp” tạo nên một thị trường cá tra hùng mạnh.

“Đột phá” khâu cá giống để cá tra phát triển bền vững
Để phát triển cá tra bền vững cần phải quan tâm và đột phá ở khâu cá giống

Ngày 14/10 tại An Giang đã diễn ra hội thảo lấy ý kiến góp ý đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại An Giang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND tỉnh An Giang phối hợp tổ chức. Hội thảo thu hút nhiều địa phương và các doanh nghiệp tham gia ý kiến, thảo luận.

Cá giống là “đầu câu chuyện” cá tra

Cá tra là sản phẩm chủ lực của ngành Thuỷ sản Việt Nam sau con tôm. Nhiều năm qua, số lượng cá giống đã tăng nhanh chóng về chất lượng và số lượng. Toàn vùng ĐBSCL có 108 cơ sở cho sinh sản nhân tạo cá tra và gần 1.900 hộ ương dưỡng cá giống với diện tích trên 1.500 ha, sản lượng cá bộ sản xuất ước đạt 16,5 tỷ con, tập trung tại các tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... trong đó An Giang là tỉnh sản xuất và cung ứng cá tra giống chủ yếu của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất giống và phát triển cá tra vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Theo Tổng cục Thuỷ sản năm 2016, tình hình nuôi chế biến và xuất khẩu cá tra ở vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, hạn mặn, rào cản kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới, giá cả thất thường không ổn định. Ngoài ra vấn đề sản xuất vẫn rời rạc, thiếu liên kết, công tác quản lý vẫn chưa được coi trọng, việc sản xuất con giống, nuôi cá tra thương phẩm, chế biến và tiêu thụ không có liên kết luôn tiềm ẩn các mối nguy về mất cân đối cung cầu, khó bình ổn giá, đảm bảo người nuôi có lãi. Đặc biệt là khó kiểm soát về mất vệ sinh an toàn thực phẩm.


Để giải thiểu các rủi ro không đáng có từ thị trường không còn cách nào khác là phải liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, chỉ có liên kết mới đảm bảo phát triển bền vững ngành Cá tra trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

Từ đó việc thực hiện đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cho vùng ĐBSCL là cần thiết. Theo đề án, An Giang sẽ được định hướng  trở thành trung tâm giống cá tra công nghệ cao cung cấp con giống chất lượng cao theo hướng liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp từng bước đáp ứng đủ về nhu cầu con giống cá tra có chất lượng tốt cho vùng ĐBSCL, góp phần tái tạo ngành Cá tra theo hướng bền vững và hiệu quả hướng đến quản lý chặt chẽ và bền vững thông qua các mối liên kết.


Là tỉnh “tiên phong” trong việc nuôi và phát triển thị trường cá tra, An Giang có những tố chất của một trung tâm sản xuất cá giống công nghệ cao của vùng. Là địa phương có nguồn lao động dồi dào, điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp, đồng thời điều kiện khí tượng ôn hoà, địa hình thuận lợi để phát triển sản xuất cá tra. Bên cạnh đó, An Giang là một trong những chiếc nôi của giống cá tra, có nhà máy sản xuất cá tra lớn và cung cấp nguồn cá tra xuất khẩu lớn trong cả nước, vì vậy chọn An Giang là “ngọn cờ đầu” trong phát triển cá tra là hợp lý.

Theo định hướng của đề án, đến năm 2020 có 1.000 ha tham gia chuỗi. Đạt 50% diện tích ương giống cá tra khu vực ĐBSCL. Cung cấp khoảng 50% nhu cầu giống cá tra tương đương 1,75 tỷ giống cá tra cung cấp cho An Giang và khu vực ĐBSCL. Đến năm 2025 cung cấp 70% nhu cầu giống cá tra tương đương 2,45 – 2,8 tỷ giống cá tra cung cấp cho An Giang và khu vực ĐBSCL. Toàn bộ con giống cá tra của chuỗi sản xuất phải được doanh nghiệp bao tiêu theo giá sàn thoả thuận từng thời điểm thu mua. Doanh nghiệp tham gia thực hiện liên kết 3 cấp ít nhất 4 -6 doanh nghiệp.

Theo tiêu chí liên kết 3 cấp được xác định đơn vị cấp 1 sẽ được Nhà nước đặt hàng cung cấp đàn cá tra bố mẹ tuyển chọn các tình trạng tốt cung cấp cho đơn vị cấp 2. Đơn vị cấp 2 là trung tâm giống thuỷ sản An Giang, trung tâm giống thuỷ sản cấp 1 của tỉnh, các trại giống liên kết sản xuất, cung cấp cá tra bột cho vùng ương cấp 3.

Đơn vị cấp 3, xã hội hoá các vùng ương giống cá tra tập trung sản xuất, cung cấp giống cá tra cho nuôi thương phẩm theo liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ với sự tham gia của doanh nghiệp chế biến, cá tra xuất khẩu làm hạt nhân của chuỗi liên kết. Vùng ương giống được doanh nghiệp đầu tư thức ăn, đồng thời toàn bộ cá giống được doanh nghiệp bao tiêu theo giá sàn thoả thuận từng thời điểm thu mua. Để thực hiện đề án trên cần tăng cường các giải pháp về cơ chế, chính sách, thị trường về tổ chức và quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, môi trường, dịch bệnh... 

Ông Lâm Quang Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, cá tra cùng lúa gạo là 2 mặt hàng được Chính phủ công nhận là sản phẩm chiến lược quốc gia, riêng cá tra trong chuỗi từ sản xuất nuôi trồng chế biến và xuất khẩu vấn đề quan tâm nhất hiện nay là sản xuất giống và xuất khẩu. Vì vậy, vấn đề được doanh nhiệp và người dân quan tâm là phải làm thế nào để có được giống cá đạt chất lượng cao và thu lại nguồn lợi lớn cho người dân nuôi cá.

Doanh nghiệp là nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong đề án

Tại hội thảo, nhiều thành phần, các cấp lãnh đạo của các tỉnh và các doanh nghiệp sản xuất cá tra đã cho ý kiến và thảo luận về nhiều vấn đề của đề án. Đề án xác định doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong thực hiện đề án. Nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề về sự lo lắng đối với cấp 2 và cấp 3. Vì cần phải có giải pháp quản lý những hộ nông dân nuôi cá, tránh những trường hợp nông dân  mua cá bột trôi nổi ngoài thị trường làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Úc cho biết, đây là hội thảo định hướng chiến lược đường dài của phát triển cá tra. Việc đề ra đề án và tập trung thực hiện trong giai đoạn này là cần thiết. Theo ông Tuấn, trong quá trình thực hiện đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cần phải có cơ chế chính sách cụ thể cho giống cá tra. Đồng thời, trong 3 giai đoạn cần tập trung nhiều vào giai đoạn thứ 2.

“Công đoạn từ cá cha mẹ chất lượng cao ra cá giống đòi hỏi chất lượng rất cao. Cần phải hình thành các hệ thống chuẩn mực, quy định chặt chẽ tránh trường hợp người dân nuôi cá ở phân đoạn thứ 3 bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, ông Tuấn nói.
Bên cạnh đó, thời gian qua người dân gặp khó khăn nhiều ở đầu ra. Giá cả bấp bênh không ổn định. Một thời gian dài mất lợi thế vì không có “ông lớn” đủ mạnh để xây dựng thương hiệu bền vững. Từ đó vấn đề thương hiệu cần phải đặc biệt quan tâm xây dựng.

* Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám:

Cá tra là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và ĐBSCL, tạo nên nhiều thuận lợi về kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống giám định chất lượng, chế biến, xuất khẩu năng động. Vì vậy cần phải có trách nhiệm chế biến, xuất khẩu đáp ứng các thị trường khó tính. Trong vòng chục năm qua cá tra đã chiếm lĩnh thị trường tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn. Nếu thị trường tốt có thể mở trên 10.000 ha, sản lượng gấp 2-3 lần hiện nay. Mặc dù cá tra có “duyên” với ĐBSCL nhưng cũng rất lận đận.

Con cá tra hiện nay chưa có vai trò của doanh nghiệp trong những khâu đầu vào làm ngược quy trình so với tôm. Vì vậy cần làm quyết liệt, đột phá khâu giống, tập trung quyết liệt, xây dựng thương hiệu, thích ứng được các thị trường khắt khe nhất và truy xuất được nguồn gốc. Về vấn đề định hướng cần xác định đây là khâu mang tính đột phá hoàn thiện cá tra. Doanh nghiệp là nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong đề án. Phải phát huy tiềm năng và thế mạnh của chúng ta hiện nay có để góp phần ổn định và phát triển bền vững thị trường cá tra.

* Ông Phan Văn Ninh, Chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản tỉnh An Giang:

Mô hình mẫu liên kết trong thời gian vừa qua đã giải quyết được bài toán rất lớn. Người dân có thể ít vốn hoặc trong bối cảnh thiếu vốn vẫn có thể làm ăn được khiến người dân rất an tâm. Đó là những điểm nổi trội cần phát huy. Tuy nhiên, cần suy nghĩ bổ sung để hoàn thiện hơn vì hiện tại  mùa thuận hội viên ương giống đạt tỷ lệ cao 10 -15% nhưng khi vào mùa nghịch đầu mùa mưa thì số nuôi không đạt, tỷ lệ hao hụt rất cao. Vì vậy, thực tế hiện nay là con giống vẫn còn chịu áp lực môi trường nếu giải quyết vấn đề này con giống và sản xuất, xuất khẩu đều đặn.


* Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NNN&PTNT tỉnh Đồng Tháp:

Con giống là quan trọng trong phát triển cá tra. Khi có con giống sạch bệnh là căn cơ mang lại hiệu quả cao, nâng chất lượng và thương hiệu. Đây thực sự là mong muốn chung của người làm giống, người nuôi cá thương phẩm và các cơ quan ban ngành nhà nước. Đồng Tháp là tỉnh có số lượng làm giống cá tra hùng hậu, mỗi năm làm ra khoảng 1,5 tỷ con giống. Các vùng nuôi chưa được quy hoạch, vùng nuôi chưa được hỗ trợ, các chính sách vẫn chưa đồng bộ, chưa có quy định cụ thể về chính sách đất đai nên mỗi nơi vận dụng cũng khác.

* Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Úc:

Để phát triển ngành Cá tra cần giải quyết 2 bài toán: sản xuất và đầu ra. Về chất lượng cần ứng dụng công nghệ vượt trội, chọn lọc đàn cá bố mẹ chất lượng ổn định theo thời gian. Sẽ tạo tiền đề rất khác cho ngành cá. Nếu áp dụng giải pháp đột phá tự tin 3 - 5 năm phân khúc sản xuất cá tra sẽ  tạo đột phá.  Bài toán còn lại là phần đầu ra, hiện tại chưa chủ động về chất lượng. Theo đó, ông Tuấn so sánh cá tra với cá hồi.  Đặt vấn đề, tại sao họ có thể thu lợi nhuận xuyên suốt còn mình thì không? Nếu làm đúng cách cá tra Việt Nam sẽ thực sự phát triển như cá hồi.

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 16/10/2017
Đình Thương
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 16:38 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 16:38 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 16:38 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 16:38 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 16:38 18/04/2024