Đột phá trong công nghệ lọc nước ngọt từ nước biển

Các nhà khoa học Hoa Kỳ vừa tìm ra cách tạo ra nước ngọt từ nguồn nước biển dồi dào bằng năng lượng Mặt trời. Đây có thể là bước đột phá lớn trong kỹ thuật khử muối.

Đột phá trong công nghệ lọc nước ngọt từ nước biển
Máy lọc nước áp dụng công nghệ NESMD.

Hiện nay, muối được loại bỏ khỏi nước bằng cách sử dụng các nhà máy khử muối tốn kém và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc các nhà khoa học Mỹ tìm ra cách lọc nước ngọt từ nước biển bằng nguồn năng lượng Mặt trời được xem như một bước đột phá trong công nghệ khử muối bởi phương pháp này tiết kiệm chi phí và rất thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu trên đã được công bố trong mục Đang thực hiện của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Phương pháp chiết được sử dụng chủ yếu là đun sôi nước muối để làm nước bốc hơi, lượng hơi nước này sẽ được thu lại và cuối cùng trở lại thành nước ngọt. Hình thức đun sôi này yêu cầu phải có một lượng nhiệt rất lớn đến mức một nửa chi phí của quá trình trên chỉ được phục vụ cho việc cấp năng lượng.

Qilin Li – chuyên gia xử lý nước của Đại học Rice (Texas, Hoa Kỳ) cho biết: "Ngoài khả năng cung cấp đủ nước sạch cho một hộ gia đình sử dụng trong sinh hoạt thường nhật, hệ thống này còn có thể được mở rộng và cung cấp nước liên tục cho cả một cộng đồng lớn".

Kỹ thuật mới này được gọi là chưng cất màng. Nước muối nóng chảy dọc theo một bên của tấm lưới, còn nước ngọt lạnh chảy ở phía bên kia. Kết quả là hơi nước bốc ra sẽ di chuyển từ phía nóng đến lạnh và tạo ra nước sạch.

Mặc dù chi phí cho việc cung cấp năng lượng thấp hơn so với phương pháp truyền thống, kĩ thuật này vẫn tiểu tốn một lượng lớn tài nguyên trong quá trình duy trì nhiệt lượng.Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra cách giảm thiểu chi phí cho quá trình lọc nước trên.

Hệ thống mới sử dụng các hạt nano kỹ thuật có thể chuyển đổi ánh sáng thành nhiệt năng. Được gọi là “chưng cất màng nano năng lượng Mặt trời” hay NESMD, công nghệ này cho phép máy lọc nước tự cung cấp năng lượng cho chính nó và nước muối sẽ được đun sôi liên tục bằng năng lượng Mặt trời.

Khi được áp dụng vào thực tế, cứ mỗi mét vuông tấm lưới của máy lọc nước sử dụng công nghệ NESMD có thể cho ra được 6 lít nước sạch mỗi giờ. Người sử dụng sẽ thiết lập số lượng màng lọc nước tùy theo nhu cầu sử dụng.

Ông Li cho biết thêm: “Nếu bạn cần 20 lít nước mỗi giờ, nhưng các tấm màng chỉ có thể sản xuất được 6 lít mỗi giờ trên một mét vuông, bạn sẽ phải thiết lập hơn 3 mét vuông màng lọc nước".

Báo Dân Trí
Đăng ngày 30/06/2017
Khánh Duy Theo Iflscience
Khoa học

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:48 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:48 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:48 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:48 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:48 29/03/2024