Đua nhau nuôi tôm chân trắng, vịnh Lăng Cô nguy cơ bị ô nhiễm

Hàng chục hộ dân đào hồ, xây bể thả nuôi tôm chân trắng trái phép. Hồ nuôi không có hệ thống lắng lọc, xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường khu vực đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế)

Đua nhau nuôi tôm chân trắng, vịnh Lăng Cô nguy cơ bị ô nhiễm
Nhiều khu nuôi tôm chân trắng mọc lên sát mép đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Ảnh: Đ.K

Từ cuối năm 2014, để quản lý việc nuôi tôm chân trắng, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành quyết định số 72 “Quy định về nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và Lăng Cô”. Theo đó, cơ sở nuôi tôm chân trắng bắt buộc phải nằm trong vùng quy hoạch, phải đăng ký và được sự phê duyệt của chính quyền địa phương. Thế nhưng, từ cuối năm 2014 đến nay, người dân thị trấn Lăng Cô đua nhau đào hồ, xây bể nuôi tôm chân trắng trái phép với diện tích lên đến hàng chục hécta.

Các hồ tôm hình thành sát mép đầm Lập An, len lỏi tận những khu vực dân cư đông đúc ở các thôn Loan Lý, Mũi Doi, Hói Dừa (thị trấn Lăng Cô). Ông Nguyễn Văn Đ., thôn Lập An, bỏ ra 250 triệu đồng xây 2 hồ với diện tích 2.000m2. Sau 3 vụ thả nuôi, ông Đ. đã hoàn vốn và có lãi. Thấy ông Đ. làm có ăn, nhiều hộ dân cũng đua nhau đào hồ nuôi tôm. “Nhiều hồ tôm rộng chưa tới 100m2, thả đúng mật độ, cũng chỉ lấy công làm lãi, nhưng dân mình tham, thả nuôi hàng vạn con tôm dẫn đến dịch bệnh, chết”, ông Đ. nói.

Đã có nhiều hộ dân rơi vào tình trạng nợ nần vì tôm chân trắng, như ông T. ở Hói Dừa lỗ trên 100 triệu; ông D. có lỗ 80 triệu... “Tưởng dễ ăn, ai dè tôm liên tục chết, dân ở đây nhiều người nợ bạc mặt. Không xoay đâu ra tiền đầu tư tiếp nên nhiều người bỏ hồ, bán cho người khác”, ông D. than thở. Và cũng do đầu tư vội vàng theo phong trào nên phần lớn hồ nuôi không có hệ thống xử lý nước thải và được xả trực tiếp ra khu vực đầm Lập An.

Ông Mai Văn Xỉ, Phó Phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc cho biết, sau khi có quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, Phòng và các xã, thị trấn đã tổ chức tổng cộng 13 lớp tuyên truyền cho người dân về nuôi tôm thẻ chân trắng. Riêng tại địa bàn thị trấn Lăng Cô, người dân phát triển nuôi tôm chân trắng tràn lan.

Cụ thể đã có 80 hộ nuôi không xin phép với diện tích hơn 30 hécta. “Trước tình trạng này, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền, vận động và có nhiều hộ cam kết không nuôi nữa và những hộ tôm chết hàng loạt đã treo hồ. Tuy nhiên, vẫn còn 32 hộ hộ cố tình nuôi. Chúng tôi đã tiến hành lập biên bản bàn giao cho địa phương xử lý”, ông Xỉ cho biết.

Trả lời câu hỏi việc chính quyền địa phương mất kiểm soát trước tình trạng nuôi tôm trái phép đã phá vỡ quy hoạch, về lâu về dài chắc chắn ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường ở khu vực đầm Lập An và cả vịnh Lăng Cô - vịnh đẹp thế giới.

Ông Xỉ cho rằng ở các hội thảo đã đưa ra, nhưng chưa có câu trả lời. “Theo tôi việc nuôi tôm chân trắng không lắng lọc chất thải chắc chắn có ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong đầm.Theo tôi là không ảnh hưởng đến vịnh Lăng Cô vì khu vực đầm Lập An rộng hơn 1.650 hécta, chất thải sẽ tự lắng thôi”, ông Xỉ nói.

Báo Lao Động
Đăng ngày 14/11/2017
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 22:06 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 22:06 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:06 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 22:06 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:06 29/03/2024