EHP làm tăng tỷ lệ nhiễm Vibrio gây ra bệnh EMS trên tôm

Nghiên cứu chứng minh Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một yếu tố nguy cơ cho hoại tử gan tụy cấp (AHPND) cho tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei.

EHP làm tăng tỷ lệ nhiễm Vibrio gây ra bệnh EMS trên tôm
Mẫu mô gan tụy tôm trong quá trình thì nghiệm

* Chú thích hình: (A-F) nhuộm H & E mô gan tụy. (G-I) Sự có mặt của chất kết tủa màu xanh đậm chỉ ra sự hiện diện của EHP. (A-C) Nhuộm H & E ở tôm sạch gây nhiễm AHPND ở 0h (A), 6h (B), 12h (C); (D-F) nhuộm H & E  ở nhóm 3 và nhóm 4 ở 0h (D), 6h (E), 12h (F)

Hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trên tôm

Từ năm 2003, EHP đã được báo cáo trên tôm sú  Penaeus monodon được nuôi ở Thái Lan. Những con tôm này đã có biểu hiện hội chứng chậm lớn (MSGS) và đồng nhiễm các mầm bệnh cơ hội như bệnh còi (monodon baculovirus - MBV). Dấu hiệu chính của bệnh do EHP là tôm chậm phát triển (Sritunyalucksana và cộng sự, Newman, 2015), dẫn đến sự biến đổi về kích thước. Trong một giai đoạn tiến triển hơn, tôm nhiễm EHP thường biểu hiện vỏ mềm, giảm lượng ăn và đường ruột bị rỗng.

Trong giai đoạn 2009-2012, một loại bệnh mới xuất hiện gọi là bệnh hoại tử tụy cấp tính (AHPND) còn được gọi là "Hội chứng chết sớm (EMS)" bắt đầu gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất trong hầu hết các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Mexico (Lightner và cộng sự, 2012, Tran et al., 2013, Flegel, 2012, Leaño và Mohan, 2012) và sau đó là Philipine ( Leobert và cộng sự, năm 2015).

Trong một số trường hợp, AHPND đã được báo cáo về đồng nhiễm với EHP (Ha và cộng sự, 2010, FAO, 2015, Chang, 2016).

Các tác nhân gây bệnh của AHPND được xác định là vi khuẩn Vibrio bao gồm Vibrio parahaemolyticus (Han và cộng sự, 2015, Lee và cộng sự, 2015), V. campbellii (Han và cộng sự, 2016) và V. harveyi (Kondo và cộng sự, 2015) tất cả chúng có chứa một độc tố nhị phân PirABvp. AHPND xuất hiện trong vòng 20 đến 30 ngày đầu tiên của quá trình nuôi, gây tử vong lên đến 100% trong các trường hợp nặng. Trong giai đoạn cấp tính, gan tụy bị teo nhỏ cho thấy sự thoái hóa biểu mô ống. Ở giai đoạn đầu, gan tụy cho thấy sự liên kết giữa các tế bào, kết hợp hemocytic, nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng gan tụy và nhiễm trùng Vibrio thứ phát (Lightner và cộng sự, 2012; Tran và cộng sự, 2013).

Dựa trên thực tế EHP đã ảnh hưởng đến ngành nuôi trồng thuỷ sản trước khi xảy ra sự bùng phát AHPND, có thể EHP góp phần làm tăng AHPND và các bệnh do vi khuẩn như SHPN. Để xác định mối quan hệ giữa EHP với AHPND và SHPN, nhóm nghiên cứu đã đánh giá yếu tố nguy cơ của EHP với các bệnh này.

Thí nghiệm

Có 4 nhóm tôm:

Nhóm 1: Tôm sạch bệnh

Nhóm 2: Tôm nhiễm EHP

Nhóm 3: Tôm sạch bệnh lây nhiễm ANPND Vibrio paraheamolyticus

Nhóm 4: Tôm đã được lây nhiễm EHP + lây nhiễm thêm Vibrio paraheamolyticus

Kết quả:  

Tỷ lệ tử vong sau 6h của các nhóm tôm thí nghiệm: Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 18%, nhóm 3: 44%, nhóm 4: 60%

Các kết quả nhiễm thực nghiệm cho thấy rằng nhóm lây nhiễm kết hợp EHP-AHPND có tỷ lệ chết cao hơn (60 và 44%) so với nhóm lây nhiễm AHPND (0 và 18%). Các dấu hiệu bệnh lý của nhóm tôm nhiễm AHPND so với nhóm tôm nhiễm EHP-AHPND được so sánh sau 12 giờ đầu tiên. Kết quả cho thấy lây nhiễm,có đến 57% gan tụy của nhóm EHP-AHPND bị nặng hoại tử và bong tróc, trong khi đó nhóm nhiễm AHPND có gan tụy bị hoại tử tương tự như nhóm tôm nhiễm EHP-AHPND chỉ có 11% . Điều này cho thấy rằng tôm nhiễm EHPcó tính nhạy cảm cao hơn tôm chỉ bị nhiễm AHPND

liên hệ giữa tôm bị EHP và tôm bị EMS

So sánh đường cong tỷ lệ sống giữa nhóm AHPND không bị EHP so với nhóm AHPND bị nhiễm EHP

 

Kết luận

Nghiên cứu trên cho thấy, thông qua hai phương pháp độc lập chứng minh rằng có sự liên quan giữa SHPN và EHP. Những phát hiện này gợi ý rằng tôm nhiễm EHP là một yếu tố nguy cơ cho cả bệnh AHPND và SHPN.

Nghiên cứu của: Luis Fernando Aranguren ⁎, Jee Eun Han, Kathy F.J. Tang

Đăng ngày 14/09/2017
TRỊ THỦY
Khoa học

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 23:55 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 23:55 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 23:55 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 23:55 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 23:55 28/03/2024