EU cảnh báo cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ

Các nguồn tin thương mại cho thấy, số lô hàng tôm bị từ chối của Ấn Độ tai thị trường EU ngày càng tăng do bị phát hiện dư lượng kháng sinh.

EU cảnh báo cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ
EU cảnh báo cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ nếu tình trạng dư lượng kháng sinh trong tôm không được cải thiện. Ảnh: UM

Liên đoàn Thực phẩm Đông lạnh Anh (BFFF) – gồm các thành viên là nhà NK, XK và các nhà môi giới, bán lẻ đã nhấn mạnh trong thư gửi Bộ Thương mại Ấn Độ rằng lệnh cấm NK tôm Ấn Độ có thể được triển khai trong vòng 2 – 3 tháng nếu tình hình không được cải thiện.

Năm 2016-17, EU chiếm 18% trong tổng giá trị XK 5,78 tỷ USD thủy sản Ấn Độ. Ủy ban châu Âu đang rất không hài lòng trước những lô hàng vi phạm liên tiếp và không có động thái cải thiện tình hình của các nhà chức trách Ấn Độ. Năm 2016, EU đã tăng cường các quy tắc kiểm tra đối với các sản phẩm thủy sản Ấn Độ, đưa số lô hàng bắt buộc lấy mẫu kiểm tra từ ít nhất 10% tổng số lô hàng lên ít nhất 50%.

Đây là rủi ro thực sự khi Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Mỹ, cũng sẽ theo dõi sát sao động thái của EU, có thể rà soát thủ tục NK của Mỹ đối với các sản phẩm thủy sản từ Ấn Độ. EU và Mỹ chiếm tổng cộng 1,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu tôm của Ấn Độ.

Các nguồn tin thương mại cho thấy, số lô hàng tôm bị từ chối của Ấn Độ tai thị trường EU ngày càng tăng do bị phát hiện dư lượng kháng sinh. EU cũng được cho là sẽ ban lệnh cấm trực tiếp đối với các nhà máy có các lô hàng bị từ chối.

Trước những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hai bên, Liên đoàn Thực phẩm Đông lạnh Anh kêu gọi Bộ Thương mại Ấn Độ có những động thái tương xứng để xoa dịu Ủy ban châu Âu và ngăn chặn khả năng lệnh cấm được ban hành. Liên đoàn cũng yêu cầu Ấn Độ cải tổ toàn bộ hệ thống kiểm soát an toàn thủy sản XK, đồng thời có lời đề nghị cung cấp chuyên gia và giải pháp để giải quyết vấn đề.

NNVN
Đăng ngày 05/09/2017
Công Hoàng (Theo Business Standard)
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:10 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:10 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:10 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:10 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:10 20/04/2024