EU tuyên bố hoạt động nuôi tôm tại Ấn Độ không tuân thủ đầy đủ quy định về kháng sinh

Một nhà chức trách cấp cao của EU tại Ấn Độ đã biện hộ cho lập trường của khối này về vấn đề kháng sinh trong tôm Ấn Độ tại Triển lãm Thủy sản Quốc tế Ấn Độ (IISS) và đập tan cáo buộc của Ấn Độ về việc EU đối xử không công bằng với nước này so với các nước khác, như Việt Nam.

EU tuyên bố hoạt động nuôi tôm tại Ấn Độ không tuân thủ đầy đủ quy định về kháng sinh
Ảnh minh họa: Internet

Một nhà chức trách cấp cao của EU tại Ấn Độ đã biện hộ cho lập trường của khối này về vấn đề kháng sinh trong tôm Ấn Độ tại Triển lãm Thủy sản Quốc tế Ấn Độ (IISS) và đập tan cáo buộc của Ấn Độ về việc EU đối xử không công bằng với nước này so với các nước khác, như Việt Nam.

Cuối tuần qua, ông Wojciech Dziworski, cố vấn về y tế và an toàn thực phẩm cho phái đoàn EU tới Ấn Độ, gặp nhiều khó khăn khi trình bày vấn đề do nhiều nhà chức trách Ấn Độ đã đứng dậy phản đối các quy định khắt khe của EU đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ.

Elias Sait, tổng thư ký Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ, cho rằng cơ chế khắt khe mà EU áp dụng đối với Ấn Độ là không công bằng và yêu cầu vấn đề cần được nhìn nhận thực tế và logic hơn. Một nhà chức trách Ấn Độ khác cho rằng “chẳng có gì là không có rủi ro”. Tham dự cuộc họp chủ yếu là các nhà chức trách và xuât khẩu tôm Ấn Độ, và một vài nhà nhập khẩu EU – có bày tỏ sự ủng hộ ông Wojciech Dziworski.

Theo ông Dziworski, EU chỉ áp dụng các biện pháp phòng vệ và thực hiện kiểm định để xác định phạm vi vấn đề. Ông tái khẳng định sự cần thiết của hợp tác để giải quyết vấn đề dư lượng kháng sinh. “Tại Ấn Độ, thách thức lớn nhất là sản xuất tôm nguyên liệu, thương lái và bước cuối cùng của sản xuất, cần có sự cải thiện”.

Hiện, EU kiểm tra bắt buộc 50% lô hàng tôm theo các hướng dẫn tăng cường từ EU, khiến các công ty xuất khẩu Ấn Độ mất thêm nhiều chi phí mỗi lần do thời gian kéo dài và chi phí bảo quản. Các nhà xuất khẩu Ấn Độ cũng bị mất giấy phép xuất khẩu vào EU. Lệnh cấm đối với nhập khẩu tôm Ấn Độ cũng đã được mang ra bàn luận, có thể khiến thương mại tôm Ấn Độ – EU trị giá gần 500 triệu Euro rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Một trong những nhà nhập khẩu EU cho biết đối tác Ấn Độ của ông cáo buộc EU “chơi bài tiêu chuẩn kép” cho Ấn Độ và Việt Nam. Trong cuộc họp, Việt Nam được nhắc đến rất nhiều và các nhà xuất khẩu Ấn Độ cho rằng Việt Nam bị từ chối nhiều hơn Ấn Độ tại thị trường tôm EU.

Một nhà đóng gói xuất khẩu tôm Ấn Độ khác cho rằng vấn đề chính là EU không đề ra lộ trình cho nhà xuất khẩu bị tước giấy phép, làm cách nào để được cấp lại giấy phép.

Tại phiên thảo luận kỹ thuật, ông Dziworski giải thích rằng các quy định của EU khắt khe nhưng minh bạch. Các quy định áp dụng cho các nhà sản xuất thực phẩm EU cũng áp dụng cho các nước thứ ba. Ông Dziworski nhấn mạnh vấn đề dư lượng kháng sinh trên tôm từ Ấn Độ là vấn đề đã kéo dài nhiều năm qua. “Chúng ta đã thấy rất nhiều tiến bộ ở nhiều khâu khác nhau nhưng ở cấp độ cơ bản là nông dân thì lại không giải quyết được”.

Với việc xuất khẩu thủy sản Ấn Độ sang EU tăng mạnh, vấn đề này càng trở nên phức tạp. Ông Dziworski cho biết quyết định nâng mức kiểm tra bắt buộc đối với tôm từ Ấn Độ lên 50% của Hội đồng châu Âu không phải là quyết định dễ dàng.

Trong phần hỏi đáp, ông Dziworski phản hồi một số ý kiến từ thành viên tham dự họp. Ông Allen Townsend, tổng giám đốc người Anh cho ISI, chất vấn ông Dziworski rằng tỷ lệ phát hiện kháng sinh của EU đã giảm xuống 0,22% tất cả các lô hàng tôm. “Đối với chúng tôi, điều quan trọng là nhận thấy tiến triển theo thời gian”.

Ông Dziworski nhấn mạnh rằng từ khi EU cảnh báo Việt Nam về vấn đề này, tỷ lệ lô hàng bị phát hiện dư lượng kháng sinh đã giảm. “Tôi sẽ không đi sâu vào những con số để so sánh nước này với nước khác. Nhưng nếu bạn nhìn vào dữ liệu từ Việt Nam, kể từ khi Việt Nam bị EU cảnh báo về các biện pháp phòng vệ, họ đã cắt giảm hoàn toàn xuất khẩu trong 3 tháng. Việt Nam chỉ có 3 lô hàng tôm bị phát hiện có chất cấm từ đầu năm 2017 đến nay. Đánh giá của chúng tôi dựa trên việc các nhà chức trách đã cải thiện được tình hình ra sao? Thực chất tất cả đều là về vấn đề tuân thủ. Chúng tôi không phân biệt đối xử với Ấn Độ”.

Ông cho biết thêm rằng các kiểm tra phòng thí nghiệm hiện đã cho kết quả chính xác và nhạy bén hơn; đồng thời nhấn mạnh việc cấp phép lại đang được xem xét không phải đối với các công ty xuất khẩu thủy sản nuôi mà là các công ty xuất khẩu thủy sản khai thác. Ông cho biết thêm EU không đưa ra giải pháp cho các nước tiến hành, mà chỉ khuyến nghị.

Undercurrent News
Đăng ngày 02/02/2018
Gappingworld
Thế giới

Gỡ khó trong kiểm soát cá tầm nhập khẩu

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu cá tầm, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và đang phối hợp, đề nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải pháp kiểm soát ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Cá tầm Việt Nam
• 07:00 18/05/2021

Siết chặt nhập khẩu cá tầm

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại.

• 10:57 25/02/2021

Mỹ đẩy mạnh xuất khẩu tôm hùm sang Việt Nam

Ngành tôm hùm Mỹ đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu để bù đắp cho những thiệt hại của thị trường Trung Quốc và Việt Nam được xem là một trong những thị trường triển vọng của ngành hàng này.

Tôm hùm alaska
• 14:26 02/12/2019

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ

Theo tờ tin South China Morning Post, Trung Quốc đã tăng thuế bổ sung từ 25% lên 35% đối với cá hồi, cá tuyết, tôm hùm, mực và cá minh thái Alaska của Mỹ. Biện pháp áp đặt thuế mới nhất này được Trung Quốc đưa ra trong cuộc chiến thương mại kéo dài 14 tháng với Mỹ, sẽ có hiệu lực vào ngày 1/9/2019. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ miễn thuế đối với nguyên liệu NK để chế biến và tái xuất.

Trung Quốc tăng 10% thuế đối với thủy sản nhập khẩu từ Mỹ
• 13:30 23/09/2019

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:04 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:04 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:04 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:04 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:04 16/04/2024