Enzyme có thể biến nước mắt thành nguồn sản xuất điện

Một loại enzyme tìm thấy trong nước mắt có khả năng chuyển năng lượng cơ học thành năng lượng điện.

Enzyme có thể biến nước mắt thành nguồn sản xuất điện
Nước mắt có thể trở thành nguồn điện trong tương lai.

Các nhà khoa học Ireland phát hiện loại enzyme tên lysozyme có thể biến nước mắt thành nguồn phát điện, theo Live Science. Ngoài nước mắt, lysozyme còn tồn tại trong nước bọt và sữa động vật có vú, Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 2/10 trên tạp chí Vật lý Ứng dụng.

Lysozyme là chất kháng khuẩn, chuyên tấn công thành tế bào của vi khuẩn và khiến chúng yếu đi. Khi lysozyme ở dạng tinh thể, nó dường như có cả một đặc tính gọi là hiện tượng áp điện (piezoelectricity), có nghĩa enzyme có thể chuyển đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện.

Theo trưởng nhóm nghiên cứu Aimee Stapleton, nghiên cứu sinh vật lý ở Đại học Limerick, Ireland, hiện tượng áp điện được sử dụng ở mọi nơi quanh chúng ta. Ví dụ, các vật liệu áp điện như tinh thể thạch anh dùng trong điện thoại di động và sóng âm dưới biển sâu.

Trên thực tế, những vật liệu như xương, gỗ, gân và protein (bao gồm collagen và keratin) cũng có đặc tính áp điện, theo nghiên cứu. “Nhưng khả năng phát điện từ loại protein đặc biệt này (lysozyme) chưa từng được khám phá”, Stapleton nói.

Để nghiên cứu đặc điểm áp điện của lysozyme, các nhà khoa học xoa dạng tinh thể của enzyme lên màng phim. Sau đó, họ tác dụng lực cơ học lên những màng phim này và ghi lại lượng điện sinh ra.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy lysozyme có thể sản xuất điện tốt không kém thạch anh. Nhưng lysozyme là vật liệu sinh học nên có thể ứng dụng trong y khoa. "Lysozyme không độc hại nên có nhiều ứng dụng mới như lớp phủ kháng khuẩn có hoạt tính điện hóa cho thiết bị cấy ghép y tế", Stapleton nói.

Các nhà nghiên cứu cho rằng trong tương lai, lysozyme có thể được dùng để cung cấp năng lượng cho những thiết bị sinh học hoạt động trong cơ thể người. Loại enzyme này cũng có thể sử dụng để kiểm soát giải phóng thuốc trong cơ thể.

VNEXPRESS
Đăng ngày 09/11/2017
Lạ

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:02 25/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 10:48 16/04/2024

Hành trình ngàn dặm của một sinh vật “trong suốt”

Vào một số thời điểm đặc biệt trong năm, người ta lại thấy hàng đàn sinh vật có ngoại hình kỳ lạ dạt vào bờ biển. Những cá thể này sở hữu sắc xanh nước biển nhạt, một số khác thậm chí còn không có màu. Người ta gọi sinh vật thú vị này là sứa buồm.

Sứa buồm Velella
• 09:00 15/04/2024

Những điều thú vị về sự thích nghi của loài cá tuyết

Dưới những lớp tuyết mỏng manh của đại dương, tồn tại một thế giới huyền bí, nơi cá tuyết tỏa sáng. Loài cá này, dường như đã được sinh ra để sống trong môi trường đầy thách thức của vùng biển đáy tuyết.

Cá tuyết
• 10:18 12/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:07 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:07 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:07 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:07 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 14:07 25/04/2024