Gặp ông “trùm” nuôi 400 tấn ngao ở xứ Thanh

Với sản lượng bình quân mỗi năm khoảng 400 tấn ngao các loại, doanh thu gần 5 tỷ đồng, tiếng tăm của ông Bùi Văn Thực đang nổi cả một vùng biển Hậu Lộc của xứ Thanh và được nhiều gọi là “trùm nuôi ngao”.

Gặp ông “trùm” nuôi 400 tấn ngao ở xứ Thanh
Mỗi năm, ông Thực thu hoạch khoảng 400 tấn ngao các loại, có doanh thu gần 5 tỷ đồng. Ảnh: Hồng Đức

Đó là chân dung ông Bùi Văn Thực-1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước được Hội đồng bình chọn chung khảo bỏ phiếu chọn là "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017".  Ông Bùi Văn Thực, năm nay 51 tuổi, ở thôn Đông Tân, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh hanh Hóa.

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

Chúng tôi về xã Đa Lộc vào một ngày hạ tuần tháng Bảy, để tìm đến thăm ông “trùm” nuôi ngao Bùi Văn Thực. Đường về xã biển khá quanh co, ngoằn ngoèo, nên tôi phải gọi điện thoại cho ông trước. Trả lời điện thoại, ông chỉ nói; “Cậu cứ về xã Đa Lộc, hỏi thôn Đông Tân, thì ai cũng biết nhà mình”. Quả thực, khi tới trung tâm xã, chúng tôi dừng chân hỏi nhà ông Thực, ở thôn Đông Tân, thì rất nhiều người chỉ tường tận lối vào nhà ông.

Khu nhà của ông nằm ở ngoại đê, sát với mép biển. Đứng từ xa, tôi thấy đó là một khu trang trại rộng chừng vài héc ta, với một ngôi nhà kiên cố và xung quanh được trồng đủ các loại cây cảnh khá bắt mắt và nhiều đầm nuôi tôm, cua biển….

Trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi khá đắt tiền, ông Thực tiếp chuyện chúng tôi rất cởi mở. Ông bảo, cuộc đời của ông trước kia vốn dĩ rất cơ hàn. Ông được bố mẹ sinh ra trong một hoàn cảnh gia đình quá khó khăn ở  vùng đất biển Đa Lộc. Gia đình ông có tới 6 anh em, quanh năm  cái đói, cái nghèo luôn bủa vây lấy họ. Vì thế, ông đã phải bỏ học rất sớm để phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống vất vả càng thôi thúc chàng trai trẻ phải làm một điều gì đó để thoát khỏi cái đói, cái nghèo.

“Lúc ấy, bà con ở đây nghèo lắm, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào biển, mấy cây ngô, cây lúa ở ngoài đồng. Nhiều khi kiếm được vài đồng, muốn mua cái kẹo, cái bánh cũng khó vì phải chạy lên tận thị trấn huyện, cách xa đến cả chục cây số. Nhìn thấy được nhu cầu của bà con, không chỉ riêng mình Đa Lộc mà toàn bộ 5 xã ven biển lúc bấy giờ. Năm 1990, mình  bàn với gia đình thuê một cái ki ốt ở ven đường rồi bán hàng từ đó. Bao nhiêu vốn liếng tích cóp được, mình đầu tư cả vào cửa hàng này. Bà con cần gì, tớ bán cái nấy. Vậy là cửa hàng của tớ có đủ các loại: lúa, ngô, khoai sắn, trứng, muối… Cứ thế, thu nhập của gia đình ngày càng tăng theo cấp số nhân. Đến năm 1992, tớ thành lập thêm 4 cửa hàng nữa để phục vụ các xã ven biển”.

Trong câu chuyện lập nghiệp của mình, ông Thực, bảo rằng; “Cái nghề nuôi ngao ở biển đôi khi nó truân truyên lắm. Ngày ấy, khi mình quyết định gắn bó với nghề nuôi ngao, cũng chỉ vì cuộc sống khó khăn quá. Trong một chuyến đi chơi, thăm bạn ở tỉnh Nam Định, thấy nghề nuôi ngao phù hợp với vùng biển quê mình, nên tớ quay về huyện Nga Sơn (giáp ranh với Đa Lộc), thuê mặt nước biển, để nuôi ngao...".

Nghề nuôi ngao ở biển nghe ra thì tưởng chuyện đơn giản, thế nhưng khi bắt tay vào đầu tư vốn liếng, thuê đất (mặt nước bãi biển), mua giống…, rồi “ăn nằm” với con ngao trên những chiếc chòi canh ở ngoài biển, mình mới thấm thía được cái mặn mòi của nó. Chỉ cần một vụ đầu tiên mà thất bại, thì coi nhưng “sập” luôn, không thể ngóc đầu lên được. Vì thực ra, lúc bấy giờ mình không đủ tiền, nên phải đem “sổ đỏ”  đi cầm cố ngân hàng để vay tiền, bỏ hết vốn liếng ra “đánh cược với trời”. Cũng may, vài năm đầu, mình đánh liều mà có lãi lớn. Vì thế, khi có “nội lực” rồi, mình tiếp tục đầu tư mỗi năm thêm lên một ít, nên mới dần ổn định”.

Trở thành “ông trùm” ngao một vùng

Trải qua không biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm với nghề nuôi ngao, giờ đây, ông Bùi Văn Thực đã được bà con ở vùng biển Đa Lộc gọi với cái tên “ông trùm” nuôi ngao. Với diện tích bãi ngao của mình hiện tại là 13 ha và 3 ha ao, đầm để nuôi tôm, cua…, đã đem lại doanh thu cho ông mỗi năm gần 5 tỷ đồng. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, ông Thực “đút túi” khoảng 700 triệu đồng/năm. Ở trang trại của ông, mỗi ngày có 15 lao động thường xuyên, được ông trả lương từ 5 triệu đồng/người/tháng trở lên. Vào thời vụ thu hoạch ngao, số lượng lao động ở địa phương đi làm cho ông Thực lên tới gần 50 người.

nông dân xuất sắc 2017, nông dân xuất sắc, nuôi ngao biển

Ông Bùi Văn Thực, bên đầm nuôi tôm của gia đình. Ảnh: Hồng Đức

Là những người làm công ăn lương cho ông Thực từ năm 1998 đến nay, bà Vũ Thị Đào (57 tuổi), ở thôn Đông Tân (Đa Lộc), bày tỏ lòng cảm ơn ông Thực, vì đã giúp mình có cuộc sống ổn định trong những năm qua, rằng; “Tôi cảm ơn vợ chồng chú Thực lắm lắm. Nếu không có vợ chồng chú ấy giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho tôi, thì cuộc sống gia đình tôi vô cùng khó khăn. Gia cảnh tôi cũng khó khăn lắm. Ông nhà tôi mắc bệnh đái tháo đường ở độ cao, nên quanh năm ốm yếu, phải mua thuốc men. Nếu không có gia đình chú Thực giúp đỡ, thì không biết cuộc sống của gia đình tôi sẽ thế nào nữa....".

Hiện, ngoài những ngày thu hoạch ngao theo thời vụ, bà Đào là người làm công, ăn lương ở trang trại nhà ông Thực hàng năm. Ông Thực không chỉ giỏi đầu óc về làm kinh tế, mà còn giúp đỡ bà con nghèo ở đây nhiều. Chính ông là người đã thành lập ra “Hội hỗ trợ người nghèo ăn tết” ở thôn Đông Tân. Mỗi năm, Hội này thường tặng quà cho các gia đình nghèo như gia đình bà Đào có tiền sắm tết...

Con bà Phạm Thị Ngoãn (60 tuổi), cùng ở thôn Đông Tân (Đa Lộc), cũng đã làm công, ăn lương ở trang trại ông Thực gần 20 năm nay, tâm sự: “Gia đình tôi nhờ có vợ chồng chú Thực, nên mới ổn định được cuộc sống đấy chú ạ. Từ ngày ông nhà tôi qua đời, một mình tôi phải nuôi 4 đứa con. Nay, chúng nó đã lớn cả, có gia đình riêng rồi, nhưng còn một đứa bị câm, nên chẳng chồng con gì mà đang ở với tôi. Hoàn cảnh khó khăn lắm, may nhờ có chú Thực, nên mẹ con tôi mới có công ăn, việc làm..."

Bà Ngoãn chia sẻ thêm: "Chúng tôi là phụ nữ, tuổi lại đã cao, không làm được việc nặng nhọc như hồi trẻ, khỏe mà chỉ làm những việc vừa sức thôi. Tuy vậy, chú Thực không chê trách gì, mà vẫn giữ mức tiền công mỗi ngày 200.000 đồng cho chúng tôi. Mỗi tháng, trừ những ngày mưa gió, ốm đau thì bình quân tôi được chú ấy trả công 5 triệu đồng. Chú Thực cũng là người thành lập ra Hội Khuyến học ở thôn cách đây đã 6 năm rồi. Cứ vào dịp Tết Trung thu hàng năm, Hội Khuyến học do chú Thực làm hội trưởng lại tặng quà cho các cháu đạt thành tích học sinh cấp trường, cấp huyện đến cấp tỉnh và quốc gia, kể cả các cháu đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Các cháu học sinh ở đây, chúng nó kính trọng chú Thực lắm”.

Không chỉ là người làm kinh tế giỏi, luôn giúp đỡ người nghèo cùng vươn lên trong cuộc sống, ông Thực còn là người thường xuyên quan tâm tới việc, người nào cần học hỏi kinh nghiệm làm ăn, ông sẵn sàng chia sẻ với mọi người. Bên cạnh đó, hàng năm ông dành ra số tiền hàng trăm triệu đồng để hỗ trợ người nghèo, động viên,  khen thưởng học sinh nghèo vượt khó, làm đường giao thông nông thôn…. “Tâm nguyện của mình là, đã giúp ai, thì mong cho họ ăn nên làm ra thôi. Cũng như mình ngày trước, phải khoác ba lô lên đi tìm những người có kinh nghiệm làm ăn mà học hỏi vậy”- ông Thực bộc bạch.

Với những thành tích về phát triển kinh tế trang trại của mình, ông Bùi Văn Thực đã được Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều bằng khen về công tác tổ chức Hội và phong trào Nông dân. Năm 2015, ông cũng được đạt danh hiệu Hộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Và, năm 2017, ông “trùm” nuôi ngao Bùi Văn Thực được vinh dự đón nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc toàn quốc.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 02/08/2017
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2023

Tình hình thời tiết trong năm 2023 tương đối thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Tôm thẻ
• 10:16 27/02/2024

Thả 57.400 con cá giống để tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ

Nhằm tích cực tái tạo nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ, sáng ngày 24.2 tại Nhà máy điện năng lượng mặt trời đầm Trà Ổ ở thôn Mỹ Phú Bắc xã Mỹ Lợi, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức Lễ thả 57.400 con cá giống các loại gồm cá Trê lai, cá Trắm cỏ, cá rô đầu vuông, cá mè, cá trôi…

Thả giống
• 10:33 26/02/2024

Cận cảnh: Nuôi cá bằng... smartphone ở Vĩnh Phúc

Mấy năm gần đây, nhờ có sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều nông dân nuôi cá nước ngọt ở các xã, huyện trên địa bàn đã áp dụng phần mềm mới thông qua điện thoại thông minh (smartphone) để chăm sóc vật nuôi hiệu quả hơn.

Điện thoại
• 14:35 05/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:50 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:50 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:50 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:50 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:50 29/03/2024