Giai đoạn thích hợp để chuyển cá rô phi sang hệ thống biofloc

Gần đây, hệ thống biofloc nổi lên như là một mô hình nuôi thủy sản tiên tiến và được nhiều người áp dụng, bởi những lợi ích mà nó mang lại.Tuy nhiên, thời điểm nào là thích hợp để chuyển đối tượng nuôi sang hệ thống biofloc vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi.

Giai đoạn thích hợp để chuyển cá rô phi sang hệ thống biofloc
Hình minh họa. Nguồn Internet

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Wisconsin(USA) và Đại học liên bang Minas Gerais (Brazil), nhằm đánh giá ảnh hưởng của từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau lên cá rô phi, khi chuyển chúng sang nuôi trong hệ thống biofloc.

Bố trí thí nghiệm

Tổng cộng 1400 con cá giống có được bố trí vào 20 bể (70 con/bể). Thí nghiệm có 5 nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Cá được cho ăn thức ăn thương mại có hàm lượng đạm 45%, cho ăn ngày 5 lần đến ngày thứ 45.Sau đó, sẽ cho cá ăn ngày 4 lần cho đến khi kết thúc thí nghiệm.

Nghiệm thức

Hệ thống nuôi

Kích cỡ cá

Đối chứng

Nước trong, thay nước mỗi ngày

1.4±0.04g

T1

Biofloc

1.4±0.04g

T2

Biofloc

4.28±0.13g

T3

Biofloc

11.10±0.67g

T4

Biofloc

20.40±1.09g

Các chỉ tiêu phân tích

Theo dõi và phân tích các chỉ tiêu pH, TAN, N-NO2- ở tất cả các nghiệm thức.

Tiến hành ghi nhận tỉ lệ sống, tăng trọng, hệ số chuyển đổi thức ăn(FCR), tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) ở tất cả các nghiệm thức. Đồng thời thu mẫu cá, để phân tích các chỉ tiêu sinh hóa trong cơ thể cá.

Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn

Hàm lượng đạm

AOAC,2005

Ca

AOAC,2005

P

AOAC,2005

Tro

AOAC,2005

Kết Quả

Chỉ tiêu chất lượng nước: Giá trị pH và TAN ở nghiệm thức đối chứng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Ngược lại, giá trị N-NO2- ở tất cả các nghiệm thức nuôi bằng biofloc lại cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.

Tăng trưởng: Không có sự khác biệt về tỉ lệ sống, tăng trọng, FCR ở tất cả các nghiệm thức. Tuy nhiên, lượng bùn trong nghiệm thức đối chứng (17.44 kg/m3) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Đáng chú ý, cá được nuôi trong hệ thống biofloc có hàm lượng chất béo cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.

Kết luận

Cá nuôi bằng phương pháp biofloc sẽ có hàm lượng chất béo cao hơn và lượng bùn đáy ao cũng ít đi. Và thời điểm thích hợp để chuyển cá rô phi sang mô hình nuôi biofloc là khi cá đạt trọng lượng 1.4g.

Sciencedirect
Đăng ngày 11/08/2017
AN LÊ Lược dich
Khoa học

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:43 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:43 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:43 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:43 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:43 29/03/2024