Giải pháp nuôi biển bằng lồng nhựa HDPE

Hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đang định hướng việc ứng dụng công nghệ trong vật liệu làm lồng bằng nhựa HDPE (kiểu lồng Na Uy) với nhiều tính năng vượt trội...

Giải pháp nuôi biển bằng lồng nhựa HDPE
Giải pháp nuôi biển bằng lồng nhựa HDPE giảm thiểu tác động do bão.

Cơn bão số 12 đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa vào đầu tháng 11 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân, đặc biệt là các vùng nuôi trồng thủy sản.

Tâm bão quét qua huyện Vạn Ninh - vùng nuôi trồng trọng điểm gây sóng lớn, gió giật mạnh đã đánh chìm toàn bộ lồng bè truyền thống bằng gỗ, cá tôm trôi theo bọt nước, người nuôi “khóc ròng” vì bao nhiêu vốn liếng đều mất sạch. 

Gượng dậy sau bão

Gia đình chị Cao Thị Yến Châu ở tổ 8, thị trấn Vạn Giã là một trong những trường hợp bị thiệt hại nặng. Cơn bão vừa qua đã làm gia đình chị mất trắng hơn 20 lồng nuôi tôm hùm (1.000 con), trọng lượng 0,3 - 0,5 kg/con và 20 lồng nuôi cá bớp (2.000 con) đã đến ngày thu hoạch, trọng lượng 4 - 5 kg/con, ước thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Không chỉ thế, gia đình chị hiện còn nợ hơn 1 tỷ đồng do vay ngân hàng và vay nóng bên ngoài để đầu tư SX.

lồng nhựa nuôi cá, lồng nuôi cá, nuôi cá mùa mưa lũ, thủy sản, lồng cá, lồng HDPE nuôi cá
Các lồng bè nuôi truyền thống bằng gỗ bị bão số 12 đánh tan nát

Theo chị Châu, việc khôi phục SX gặp rất nhiều khó khăn do không còn vốn liếng. Sau bão gia đình chị có mót lại một số cây gỗ, phi nhựa và lồng bè rách nát nhưng chẳng tận dụng được bao nhiêu. Do đó để tái SX, chị mong nhà nước sớm hỗ trợ để làm lại từ đầu.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh cũng than vãn vì bão đã khiến gia đình ông trở nên trắng tay. Gần 30 lồng bè nuôi tôm hùm và cá bớp đã bị bão cướp sạch, ước thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Ngay cả chiếc bè còn sót lại của gia đình ông cũng tan nát nên muốn nuôi lại phải mất thời gian dài làm bè gần như toàn bộ và cần số tiền rất lớn, hàng trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đối với người nuôi trồng thủy sản khi các vật tư làm lồng bè từ gỗ, phi nhựa, lưới đều tăng mạnh từ 15 - 20%, kể cả công thợ đóng bè cũng tăng gấp đôi, từ 300.000 đồng/công lên 600.000 đồng/công. Ngoài ra, con giống thả nuôi hiện nay cũng khan hiếm.

Ông Nguyễn Thành Thênh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thạnh xác nhận, đúng là nhu cầu vật tư làm lồng sau bão đều tăng khiến người nuôi gặp khó khăn, trong khi vốn liếng người dân đã mất sạch. Vì vậy, theo ông Thênh nếu nhà nước không sớm hỗ trợ cho bà con, đồng thời tạo điều kiện cho vay vốn tái SX thì khó mà khôi phục lại như từ đầu. 

Nên có mô hình thích ứng BĐKH

Qua thiệt hại nuôi trồng thủy sản vừa qua tại Khánh Hòa mới thấy được sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão. Mặc dù các lồng bè nuôi ven biển đã được người nuôi gia cố, chằng chéo nhưng hầu như bị phá hủy. Bởi lẽ vật liệu làm lồng của người dân chủ yếu bằng gỗ, khung sắt, thùng nhựa nên dễ bị sóng gió mạnh đánh vỡ là điều hiển nhiên.

Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đang định hướng việc ứng dụng công nghệ trong vật liệu làm lồng bằng nhựa HDPE (kiểu lồng Na Uy) với nhiều tính năng vượt trội. Sở NN-PTNT đề xuất xây dựng mô hình nuôi tôm hùm bằng lồng nhựa HDPE tại các vùng nuôi chính như huyện Vạn Ninh, TP Nha Trang và TP Cam Ranh, để bà con nắm bắt và tham quan học tập.

lồng nhựa nuôi cá, lồng nuôi cá, nuôi cá mùa mưa lũ, thủy sản, lồng cá, lồng HDPE nuôi cá
Các lồng nuôi bằng nhựa HDPE chịu được bão cấp 12

Trao đổi NNVN, ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Khánh Hòa cho biết, hiện các nước trên thế giới đang áp dụng rộng rãi mô hình nuôi biển bằng lồng nhựa HDPE. Bởi hệ thống lồng này có khả năng đánh chìm khi có gió bão và chịu được bão cấp 12, lưới và dây giềng có tuổi thọ từ 7 - 10 năm, bảo hành 20 năm.

Theo đó, về lồng nuôi, có nhiều dạng (hình vuông, lồng tròn) có kích cỡ khác nhau, bằng nhựa HDPE đặc chủng. Cụ thể, như lồng tròn đường kính 10m, sâu lưới 5 - 6m, thể tích 500m3; lồng tròn đường kính 12m, sâu lưới 6 - 7m, thể tích 800m3; lồng tròn, đường kính 16m, sâu lưới 7 - 8m, thể tích 1.500m3; Lồng tròn, đường kính 20m, sâu lưới 8 - 10m, thể tích 3.000m3; lồng vuông kích thước: 5x5m, sâu lưới 5m, thể tích 125m3; lồng vuông kích thước 5x5m, sâu lưới 3m… với giá dao động từ 40 - 50 triệu cho đến 350 triệu/lồng.

Toàn bộ hệ thống lồng được neo trên biển bằng công nghệ neo lồng đặc biệt tiên tiến nhất của Na Uy có tác dụng cố định, giảm lực tác dụng của sóng gió lên khung lồng. Do đó, toàn bộ lực tác dụng của sóng gió được hấp thụ qua hệ thống phao chịu lực độc lập. Còn hệ thống neo tự động điều chỉnh cho lồng lên xuống theo mực nước thủy triều.

Về giá đỡ khung lồng được làm 100% bằng nhựa HDPE được SX tại Việt Nam, có độ bền, độ mềm dẻo và độ vững chắc của khung lồng. Túi lưới được dệt không gút, bền, không bị lão hóa và có khả năng chống sinh vật bám được gia cường bởi các dây giềng.

Cũng theo ông Chánh, hệ thống lồng nuôi bằng gỗ truyền thống hiện nay có chi phí lắp đặt khoảng 8 - 10 triệu đồng/lồng nhưng khả năng chịu sóng gió kém, chỉ thích hợp nuôi trong vịnh kín, ít sóng gió và vũng không có bão lớn. Trong khi đó hiện các vùng nuôi trong vịnh, đầm của tỉnh đều quy hoạch phát triển du lịch nên xu hướng các vùng nuôi phải di chuyển ra xa hơn và các lồng nuôi phải chịu được sóng gió.

Do đó, việc ứng dụng lồng nuôi bằng nhựa HDPE rất thích hợp. Tuy nhiên giá cả lồng nuôi kiểu này rất cao nên Chi cục Thủy sản Khánh Hòa đã liên hệ nhà SX tại Việt Nam có phương án làm ra lồng có chi phí rẻ, nhưng đảm bảo điều kiện nuôi biển để bà con dễ tiếp cận.

NNVN
Đăng ngày 14/12/2017
Khoa học

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:37 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:37 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:37 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:37 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:37 29/03/2024