Gượng dậy từ vùng tâm bão

Vượt trên những thiệt hại, mất mát do bão số 12 gây ra, những ngày này, người dân vùng tâm bão đi qua ở các làng biển của tỉnh Khánh Hòa đang nỗ lực gượng dậy, từng bước giúp nhau sửa lại phương tiện làm ăn để sớm ổn định cuộc sống.

Gượng dậy từ vùng tâm bão
Anh Hà Ngọc Khoa nói chuyện ươm thêm nguồn giống với tâm nguyện muốn giúp bà con làng biển Vĩnh Lương tái thiết cuộc mưu sinh. Ảnh: Phương Oanh

Gạt nước mắt làm lại từ đầu

Ngồi trên bãi biển ngổn ngang xác những chiếc thuyền, bè tôm bị sóng đánh gãy vỡ, móp méo, tấp vào bờ, anh Trương Vinh, một ngư dân thôn Hà Già (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh) đang dốc sức cào sạch những cặn dầu, vết rỉ sét bám trên thân chiếc máy thủy. Thi thoảng anh dừng tay, ngẩng đầu nhìn ra biển, đôi mắt đỏ hoe, không giấu được nổi buồn thấu ruột gan. Người đàn ông ở tuổi 40, được coi là trụ cột của gia đình đã nghẹn lời khi nói chuyện về những thiệt hại mà bão 12 gây ra với chính mình.

Chỉ tay về Hòn Lớn (khu vực xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), anh Vinh cho biết, trước bão, khu bè của anh ở ngoài đó có 60 ô lồng, nuôi 3.000 con tôm sao, 8.000 con tôm xanh. Số tôm này gần Tết bán sẽ thu được khoảng 4 tỷ đồng. Dự tính sau khi trả nợ tiền con giống, thức ăn cho tôm và đầu tư lại một phần, anh dành tiền sửa lại căn nhà đang quá ọp ẹp. Thế nhưng, mọi thứ đã bị xóa sạch sau cơn bão 12. “Gió bão vừa giảm, 10 giờ sáng, tôi cùng mấy anh em theo ghe trở lại vùng nuôi, đã không còn biết đâu là tài sản của mình. Cả ngàn nhà bè nuôi thủy sản nằm san sát, dày kín một vùng biển, lúc này chỉ còn lại những tấm lưới rách tả tơi, dây neo, cây gỗ và những chiếc thùng nhựa trôi nổi bập bềnh” - Anh Vinh nhớ lại.

Sau khối tài sản lớn của mình đã bị bão nhấn chìm ngoài biển, anh Vinh phải đối mặt với số nợ gần 2 tỷ đồng của các chủ vựa thức ăn tôm. Song, cũng như nhiều người, hiện, anh không thể vay mượn được tiền để đóng lại bè, lồng, tiếp tục cuộc mưu sinh với nghề nuôi tôm hùm lồng. “Chiếc máy ghe này đã cất vào kho gần chục năm, giờ lôi ra sửa rồi gắn vào sõng để ra biển lặn bắt, kiếm cái ăn hằng ngày mà nuôi con” - Anh Vinh bộc bạch.

Cũng trong cảnh trắng tay sau bão, anh Đặng Hữu Hạnh, người làng biển thôn Hà Già, đang cùng những người anh em, hàng xóm của mình hì hục đóng lại những khung bè để tiếp tục đưa ra biển nuôi tôm, cá.

Trước bão, anh Hạnh có 100 ô bè nuôi tôm và cá bớp ngoài biển, định qua Tết này sẽ bán. “Tưởng kiếm chắc 7 tỷ trong tay, vậy mà giờ tan tành, không thu được một ngàn” - Anh Hạnh buồn bã nói. Để tạo dựng lại phương tiện làm ăn, anh Hạnh chạy vay mượn khắp anh em, bà con được 50 triệu để mua cây gỗ đóng lại bè.

Theo anh Hạnh, ngày trước, một cây gỗ để đóng bè giá chỉ 500 ngàn, nhưng từ sau bão đến nay, nhu cầu lớn, giá gỗ đã tăng đến 800 ngàn một cây. Số tiền này hiện cũng chỉ đóng được 10 ô bè, chưa tính khoản mua con giống, thức ăn cho cá, tôm. “Nghĩ, gần chục tỷ bị nhấn chìm dưới biển, giờ vay mượn làm từng ô lồng mà không khỏi nản lòng. Nhưng phải cố gắng từng bước để gầy dựng lại” - Anh Hạnh tâm sự.

Anh Toàn, một ngư dân trong nhóm làm bè cũng cho biết, mấy hôm nay, anh em trong làng biển Hà Già đều tập trung làm bè cho anh Hạnh, để anh sớm đưa bè, lồng ra biển. Hễ bè người này xong, tất cả lại tập trung làm cho người khác. Anh Toàn chia sẻ: “Trong lúc này, phải tương trợ nhau chứ để mỗi người tự xoay sở thì dễ nản lòng”.

Dọc theo bãi biển huyện Vạn Ninh, những làng chài vốn bình yên và được mệnh danh đẹp như tranh vẽ, sau bão số 12 đã trở nên hoang tàn, xác xơ. Nước mắt của hàng ngàn người dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản dọc các vùng biển này vẫn chưa ngừng rơi bởi thiệt hại, mất mát quá lớn.

Ông Võ Lục Phẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết, huyện Vạn Ninh nằm trong vùng tâm bão, phần lớn người dân địa phương sống bằng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản nên bị thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Sau bão, toàn huyện có đến 19 người chết, một người mất tích. Hàng trăm hộ làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản từng có khối tài sản từ vài tỉ đến vài chục tỉ, giờ chỉ còn hai bàn trắng.

“Vượt qua mất mát, thiệt hại, bà con đang tìm cách tương thân, giúp nhau. Nhà nào còn tàu không bị hỏng hoặc sửa xong trước thì gọi bà con cùng đi biển. Nhà nào còn vốn hoặc vay góp được để làm lại lồng bè thì anh em trong làng cùng tập trung lại giúp để sớm đưa bè ra biển làm ăn. Nhà nào hư hỏng ít thì khắc phục nhanh để bà con hàng xóm đến trú tạm, rồi giúp nhau sửa chữa nhà hư hỏng nặng. Trong gian khổ thiên tai càng thấy rõ nghĩa cử “Lá lành đùm lá rách” của người dân dành cho nhau” -  Ông Phẩm nói.

Báo Biên Phòng
Đăng ngày 09/12/2017
Phương Oang
Nuôi trồng

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 09:15 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 09:15 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 09:15 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:15 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:15 24/04/2024