Hà Tĩnh: Nuôi trồng thủy sản “chạy đua” với bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 10, với sự chỉ đạo của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động các phương án ứng phó nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.

Hà Tĩnh: Nuôi trồng thủy sản “chạy đua” với bão
Người dân xã Thạch Bằng (Lộc Hà) thu hoạch tôm non

Bán tôm non

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng cho biết: Thời điểm này, cơ bản tôm vụ 2 mới thả được vài tháng, chưa đến kỳ thu hoạch nên nếu bão vào, thiệt hại sẽ rất lớn. Quan điểm chỉ đạo của ngành là cố gắng thu hoạch những diện tích tôm đã có thể xuất bán, số còn lại sẽ tập trung các giải pháp bảo vệ.

"Tại HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành (đóng ở Xuân Phổ, Nghi Xuân) hiện có khoảng 20 tấn tôm. Nếu theo đúng chu kỳ thì khoảng 1 tháng nữa mới thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 10 nên phải bán sớm, phấn đấu thu hoạch xong trước khi bão vào", ông Hoàng tiếc rẻ.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thu hoạch tôm chạy bảo

Còn 1 tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch nhưng sáng 14/9, ông Trần Hữu Dũng (xóm Xuân Hà, xã Thạch Bằng, Lộc Hà) đã thu hoạch hơn 1 ha tôm thẻ chân trắng. Ông Dũng cho biết: “Nếu để thêm 1 tháng nữa, hồ nuôi của chúng tôi sẽ đạt sản lượng trên 2 tấn, trọng lượng tôm khoảng 70 con/kg, bán với giá 170-180 ngàn đồng. Thời điểm hiện tại, chúng tôi thu hoạch sản lượng chỉ đạt 7 - 8 tạ. Do tôm nhỏ nên giá cả cũng rẻ hơn, nhưng “non nhà hơn già đồng”.

Không riêng gia đình ông Dũng, ông Hoàng mà tâm lý thà chịu rẻ còn hơn mất trắng đã được các hộ nuôi trên địa bàn áp dụng. Ông Phạm Hữu Nhân (thôn An Lộc, xã Thạch Châu, Lộc Hà) cho biết: “Tôi có hơn 1 ha tôm thẻ chân trắng, sản lượng ước đạt 4,5 tấn. Tuy tôm chưa đến kỳ thu hoạch nhưng gia đình đành thu non để chạy bão. Hiện tại, bạn hàng đã thu mua giúp được 3 tấn”.

“Sơ tán” cá

Thiệt hại từ những cơn bão trước cũng đã khiến người dân tại vùng nuôi cá lồng bè Hộ Độ (Lộc Hà) và xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) có thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ tài sản của mình. Tranh thủ khoảng lặng trước cơn bão, hàng trăm hộ dân hối hả chèo thuyền vận chuyển cá từ lồng bè vào các hồ vùng trong đê.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thu hoạch tôm chạy bảo

Hộ nuôi tại xã Hộ Độ (Lộc Hà) chằng néo lồng bè...

Anh Đoàn Văn Thông (xóm Hạ, xã Thạch Hạ) cho biết: “Hiện tại, cá mú và cá hồng chuẩn bị đến kỳ thu hoạch nên chúng tôi phải vận chuyển vào các hồ phía trong. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã chằng, néo lại bè cố định thành từng mảng để đề phòng bị cuốn trôi, đánh chìm, hạn chế thấp nhất thiệt hại”.

Tại xã Cẩm Dương (Cẩm Xuyên), nơi có khoảng 20 ha tôm he chân trắng mới xuống giống chưa đầy 2 tháng nên việc bán non không thể thực hiện. Chính vì thế, công tác bảo vệ hồ nuôi được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Bà Chu Thị Thanh Thủy - Chủ tịch UBND xã Cẩm Dương cho biết: “Ngoài gửi công điện khẩn, chúng tôi đã cử cán bộ trực tiếp xuống tuyên truyền, nhắc nhở các hộ nuôi trồng xả bớt nước ở các hồ nuôi, chằng chống hồ đập”.

nuôi tôm mùa mưa bão, nuôi tôm mùa bão, nuôi tôm, nuôi trồng thủy sản, thu hoạch tôm chạy bảo

... và vận chuyển cá từ bè nuôi sang nơi trú ẩn an toàn.

Đầm nuôi ốc hương hơn 10 ha tại cồn Vạn, xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) cũng đang được người dân tích cực ứng phó. Ông Trần Mạnh Duyên - một hộ nuôi cho biết: “Biện pháp được áp dụng để bảo vệ ốc trong mưa bão là bơm nước đầy hồ nhằm ổn định độ mặn khi xảy ra mưa lớn, đồng thời, tạo cân bằng áp lực, tránh tình trạng vỡ bờ khi nước ngoài hồ dâng cao kèm theo sóng lớn”.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 15/09/2017
Nhóm PV
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 15:31 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 15:31 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:31 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 15:31 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:31 29/03/2024